Bên trong một ngôi nhà thông minh

Các hãng sản xuất đã tạo ra nhiều thứ đa dạng hơn, tích hợp các công nghệ trước đây chỉ có trên smartphone vào những món đồ điện gia dụng thông minh, cũng như giúp mạng lưới thiết bị smarthome giao tiếp với nhau một cách hiệu quả, tăng cường khả năng chia sẻ dữ liệu.

Thị trường “Nhà thông minh” (smarthome) năm 2016 đã có sự khác biệt rất lớn so với khoảng 2 – 3 năm trước. Các hãng sản xuất đã tạo ra nhiều thứ đa dạng hơn, tích hợp các công nghệ trước đây chỉ có trên smartphone vào những món đồ điện gia dụng thông minh, cũng như giúp mạng lưới thiết bị smarthome giao tiếp với nhau một cách hiệu quả, tăng cường khả năng chia sẻ dữ liệu. Một câu hỏi đặt ra là, trong vài năm tới, xu hướng của những đồ vật trong ngôi nhà thông minh sẽ như thế nào?

480_5-1-nha

Trợ lý ảo vào nhà

Hầu như tất cả những công ty công nghệ lớn đều có trợ lý ảo. Microsoft có Cortana, Apple có Siri, Google có Now + Voice, còn Amazon thì có Alexa. Hiện tại, những trợ lý này chỉ hoạt động trên di động và cần kết nối mạng Internet đến máy chủ của các hãng để xử lý ngôn ngữ và nhận lệnh. Trong tương lai, các trợ lý ảo sẽ nằm ở trung tâm ngôi nhà hoặc trong các thiết bị smarthome và không cần Internet nữa, chúng có thể tự chạy trên các thiết bị cục bộ. Điều này sẽ giúp tăng thời gian xử lý, tiết kiệm pin và giảm thiểu những lo ngại về quyền riêng tư.

Hồi đầu năm nay, các nhà nghiên cứu ở Trường đại học MIT đã ra mắt con chip máy tính chuyên dùng cho trí tuệ nhân tạo. Với tên mã Eyeriss, chip sẽ cho phép các thiết bị di động thực hiện những tác vụ như xử lý ngôn ngữ tự nhiên và nhận diện gương mặt mà không cần online.

Thực tế, Google Home và Amazon Echo là 2 thiết bị vừa là loa không dây, vừa có vai trò trợ lý ảo giúp điều khiển ngôi nhà thông minh. Bạn có thể yêu cầu chúng bật/tắt đèn, stream video ra tivi để xem, điều chỉnh nhiệt độ… hay chỉ đơn giản là giải đáp thắc mắc giúp bạn.

Rồi đây, rất có thể sẽ có tủ lạnh có trợ lý để báo cho bạn biết khi nào hết sữa, lò vi sóng có trợ lý để nói bạn chỉ cần hâm tô phở đó trong 1 phút 20 giây là đủ…

Các nguồn cấp năng lượng mới

Hiện nay, hầu hết những thiết bị smarthome đều dùng pin hoặc điện trực tiếp, nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi khi có nhiều thiết bị gia dụng thông minh chạy bằng năng lượng . Bóng đèn, cảm biến lắp ngoài vườn hay các thiết bị an ninh là những ứng viên đầu tiên cho cách tiếp cận mới về năng lượng trong ngành smart home.

Tại Trường ĐH Washington, các nhà nghiên cứu đã phát triển được một công nghệ còn độc đáo hơn: rút điện từ sóng radio xung quanh (tivi, wifi, sóng di động…). Công nghệ này có thể biến giấc mơ smarthome không cần pin trở thành hiện thực. Với những cảm biến, bộ báo cháy, báo khói hay camera cỡ nhỏ không cần nhiều điện thì việc lấy năng lượng từ sóng radio trong không khí là rất phù hợp.

Theo Garder, một công ty nghiên cứu chuyên về công nghệ, đến năm 2022, mỗi hộ gia đình sẽ có trung bình khoảng 500 thiết bị thông minh. Với số lượng lớn như vậy, những lo lắng về tiền điện sẽ ngày càng gia tăng nên việc tìm ra giải pháp tiết kiệm năng lượng là rất quan trọng.

Khi đó, chúng ta sẽ cần một bộ đo điện thông minh. Nó có thể giới hạn với sử dụng năng lượng của những thiết bị smarthome, hoặc những đồ gia dụng khác… Chúng ta có thể lập trình cho nó một lịch trình bật/tắt cụ thể.

Sống khỏe hơn

Con người đang sống lâu hơn, hoạt động nhiều hơn và độc lập hơn. Đây cũng là lý do vì sao các thiết bị sức khỏe, vòng đeo tay thể thao hay cân thông minh đang được ưa chuộng. Song song đó là chi phí khám chữa bệnh cũng tăng. Để hỗ trợ một thế hệ đang già đi và cũng để giúp giảm chi phí y tế, các thiết bị Internet of Things (IoT) sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Tủ lạnh có thể nói cho bạn biết, ngày nào thì thực phẩm hết hạn, lò vi sóng có thể nhận dạng và ước tính thời gian cần thiết, cân điện tử thu thập dữ liệu và gợi ý cho bạn chế độ ăn kiêng… những thiết bị này đã xuất hiện trên thị trường.

Thiết bị giám sát năng lượng

Hiện tại, thiết bị giám sát điện duy nhất mà bạn đang sử dụng chỉ đơn giản là công tơ điện. Tuy nhiên, nó không thể nói cho bạn biết dữ liệu lịch sử, không thể đặt ra những giới hạn về lượng điện được phép tiêu thụ của từng khu vực trong nhà và đưa ra giải pháp khắc phục.

Vì vậy, một trong những thiết bị gia dụng thông minh đầu tiên mà chúng ta có thể sắm trong kỷ nguyên smarthome là món đồ giám sát thông minh. Bạn có thể cài lượng điện tối đa mà một căn phòng được phép sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

Không chỉ có những thiết bị riêng mà bạn có thể dùng smartphone gắn phụ kiện để biết lượng điện tiêu thụ của từng món đồ. Công ty Vectorform đang phát triển một thiết bị nhỏ gọn để kết nối với smartphone, mỗi khi bạn cần biết năng lượng của một thiết bị nào đó thì chỉ cần đưa ứng dụng lên gần dây điện.

Robot tự động

Hiện nay, robot xuất hiện chủ yếu trong các hộ gia đình dưới dạng robot hút bụi có khả năng tự vận hành. Trong tương lai, loại hình robot này sẽ càng phổ biến hơn với sự tham gia của nhiều công ty mới và giá thành ngày càng giảm. Rồi đây, người dùng có thể sẽ mua robot làm vườn, robot tự gấp quần áo, robot chăm sóc trẻ con… Chúng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, trong tương lai, những chú robot đó sẽ có khả năng kết nối cao hơn với các món đồ smarthome khác để tăng “nhận thức” của chúng với môi trường xung quanh.

Tủ lạnh, lò vi sóng… thông minh

Các công ty lớn trong mảng gia dụng như Sony, Samsung, LG… đã ra mắt nhiều đồ dùng thông minh. Samsung có tủ lạnh gắn tablet Android; LG sở hữu hệ thống máy giặt, tivi, lò vi sóng có kết nối wifi; Sony thì bắt đầu kinh doanh bóng đèn thông minh. Tất cả những đồ dùng đó đều đang được cải thiện từng ngày để giúp chúng hòa vào mạng lưới smarthome một cách sâu sắc và toàn diện hơn.

Khi đó, lò vi sóng có khả năng dự báo độ chín của thực phẩm, nó sẽ báo tin ra tivi cho bạn biết, đồng thời gửi thông báo cho các thành viên trong gia đình thông qua điện thoại để họ về nhà ăn tối.

Toilet thông minh

Toilet thông minh Veul của Kohler là một ví dụ cho việc tích hợp công nghệ vào vấn đề vệ sinh. Điều khiển không dây, hệ thống nắp, bàn ngồi tự động, hệ thống xả thông minh, tính năng tự vệ sinh qua nước khử trùng bằng ion và tia tử ngoại (UV) là những điểm nổi bật của sản phẩm. Toto thì ra mắt bồn tiểu có chức năng đo đạc dòng nước tiểu để nói cho bạn biết về điều kiện thể chất và bệnh lý, tương tự như cách mà bạn đi thử nước tiểu trong bệnh viện.

Theo Khoa Học Phổ Thông

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị