Gặp gỡ Norman: Bộ não nhân tạo đen tối nhất thế giới

- in Tổng Hợp

Gặp gỡ Norman: Bộ não nhân tạo đen tối nhất thế giới

Một mạng lưới thần kinh có tên gọi là “Norman” tỏ ra khác biệt một cách đáng sợ so với các loại trí thông minh nhân tạo (AI) khác.Nộ não vi tính của Norman được đặt tại MIT Media Lab, thuộc Cambridge, Massachusetts (Mỹ) một phòng thí nghiệm chuyên sâu về AI và máy học (machine learning).

Người đại diện của MIT Media Lab cho biết có sự xuất hiện của “cái gì đó về cơ bản là xấu xa trong kiến trúc của Norman khiến cho nhiệm vụ huấn luyện lại nó trở nên bất khả thi.”

Hình ảnh Inkblot. Nguồn: Juliaelenawilliams

AI này đã được huấn luyện học cách ứng phó với các kịch bản khủng khiếp và bạo lực khi người ta đưa cho nó những hình ảnh Inkblot – hình ảnh dấu mực. Câu trả lời sau đó về bài test của AI cho thấy “tâm trí của nó” trải qua một rối loạn tâm lý.

Với việc gán cho Norman là “AI điên khùng”, những người tạo ra nó đang “đùa cợt” với định nghĩa lâm sàng của tình trạng tâm thần, mô tả sự kết hợp của những đặc điểm mà có thể bao gồm thiếu thấu cảm hoặc mặc cảm tội lỗi đi cùng với hành vi bốc đồng hoặc phạm tội, theo Scientific American.

Bài test Rorschach, công cụ phân tích phân tâm học. Nguồn: Pinimg

Nhưng Norman cho thấy sự bất thường khi người ta đưa cho nó những hình ảnh Inkblot – một loại công cụ phân tích phân tâm học được biết đến với tên gọi bài test Rorschach. Bài test Rorschach được biết đến là giúp cho các nhà tâm lý học có thể tìm ra các manh mối về sức khỏe tâm thần của người bệnh dựa trên những mô tả về những thứ họ thấy khi nhìn vào những bức ảnh Inkblot này.

Khi đại diện của MIT Media Lab thử nghiệm các mạng lưới thần kinh khác với bài test Rorschach, những mô tả của chúng về các bức ảnh là tầm thường và lành tính, chẳng hạn như là “một chiếc máy bay bay trên không trung với khói bốc ra” và “một bức ảnh đen trắng của một con chim nhỏ”, theo trang web của dự án.

Tuy nhiên, phản ứng của Norman đối với cùng các bức ảnh Inkblot lại đi theo chiều hướng “đen tối” hơn, với việc “AI điên khùng” này mô tả các mẫu hình như “người đàn ông bị bắn rơi từ trên ô tô” và “người đàn ông bị cuốn vào cái máy đánh bột.”

Tìm hiểu một chút về mạng lưới thần kinh:

Mạng lưới thần kinh là các giao diện máy tính xử lý thông tin tương tự như cách bộ não người hoạt động.

Nhờ vào các mạng lưới thần kinh, AI có thể “học” để thực hiện các hành động độc lập, chẳng hạn như tự chú thích ảnh bằng cách phân tích dữ liệu mô tả cách mà nhiệm vụ này đã được thực hiện. Càng nhận được nhiều dữ liệu, AI càng có nhiều thông tin để đưa ra những sự lựa chọn riêng của mình, và càng có khả năng nó sẽ theo một mô hình có thể tiên đoán được.

Ví dụ như là một mạng lưới thần kinh có tên gọi là Nightmare Machine, được xây dựng bởi cùng một nhóm nhà nghiên cứu tại MIT, được huấn luyện để nhận diện các hình ảnh đáng sợ bằng cách phân tích các yếu tố trực quan khiến con người sợ hãi.

Sau đó, nó tiếp nhận thông tin và áp dụng trên các thao tác ảnh số, chuyển đổi những hình ảnh tầm thường thành những ảnh gớm ghiếc như gặp ác mộng.

Một mạng lưới thần kinh khác cũng được huấn luyện theo cách tương tự để tạo ra những câu chuyện kinh dị. Có tên gọi là “Shelley” (được đặt theo tên của Mary Wollstonecraft Shelley, tác giả của tiểu thuyết kinh dị Frankenstein), AI đã đọc “ngấu nghiến” hơn 140.000 câu chuyện kinh dị và sau đó học cách tạo ra những câu chuyện đáng sợ không đụng hàng của riêng mình.

Và đến trường hợp của Norman, trong khi một AI tiêu chuẩn mô tả các hình ảnh màu Inkblot như là “cận cảnh của một chiếc bánh cưới ở trên bàn” thì nó lại nhìn ra là “một người đàn ông bị giết bởi một tài xế chạy quá tốc độ”.

Nhưng vẫn có những hi vọng để “làm sạch lại não” cho Norman bằng cách truy cập vào trang web của dự án, chúng ta sẽ có cơ hội giúp đỡ AI bằng cách tham gia vào một cuộc khảo sát trên 10 hình ảnh Inkblot. Những thông tin thu thập được có thể giúp mạng lưới thần kinh “chập mạch” này tự chữa bệnh cho chính mình, theo gợi ý của đại diện MIT Media Lab.

Nguồn bài: Live Science

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với