“Huyết mạch” của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- in Tổng Hợp

Với xu hướng IoT đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Internet càng chứng tỏ là một “huyết mạch” quan trọng không thể thiếu, đặc biệt còn giữ vai trò rất lớn trong việc tạo sự bứt phá cho nền kinh tế chia sẻ và thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đang hiện hữu khắp nơi trên toàn thế giới.

4.0 được coi là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, nó sẽ diễn biến rất nhanh, là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới. Vậy Internet đã và sẽ thay đổi như thế nào để giữ được vai trò “huyết mạch” trọng yếu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

Thay đổi công nghệ đáp ứng xu thế thời đại

Gia nhập Việt Nam từ năm 1997 đến nay tròn 20 năm Internet đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước và luôn chuyển mình mạnh mẽ về công nghệ để đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như xu thế của thời đại.

Nếu như vào thời điểm đầu Internet ra nhập Việt Nam, phương tiện duy nhất để người dân truy cập Internet là máy tính và thiết bị xa xỉ này không phải nhà nào cũng có, hơn nữa, nhu cầu chính truy cập Internet của người dân lúc này chỉ là đọc báo, email. Chính vì vậy dù tốc độ tối đa của Internet dial-up chỉ có 54k/giây thì vẫn làm cho người dân thỏa mãn.

Tuy nhiên, theo thời gian, với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ, nhiều sản phẩm mới hỗ trợ kết nối Internet ra đời, đẩy giá thiết bị và dịch vụ giảm xuống khiến Internet ngày càng trở nên phổ biến với người dân. Lúc đó, nhu cầu kết nối Internet của người dân không còn là chỉ xem báo, email mà học còn muốn xem clip ngắn, nhắn tin trò chuyện trực tuyến…

Với nhu cầu như vậy, Internet dial-up thực sự không còn đủ “sức” để đáp ứng. Chính vì vậy, tháng 5/2003, VNPT đã chính thức cung cấp dịch vụ Internet băng rộng ADSL trên quy mô toàn quốc với thương hiệu MegaVNN. Đây được xem là dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển mới của kỷ nguyên công nghệ thông tin trong nước.

Từ khi công nghệ ADSL được đưa vào Việt Nam, số lượng người được sử dụng dịch vụ Internet tăng trưởng một cách bùng nổ. Cũng nhờ đó, Internet đã thay đổi từ một dịch vụ xa xỉ nhưng hạn chế về nội dung trở thành dịch vụ phổ biến với khoảng 30% dân số Việt Nam sử dụng. Có thời điểm VNPT đã chiếm tới 80% thị phần Internet tại Việt Nam.

Theo thời gian với mức giá rẻ hơn và xu hướng kết nối, một người không chỉ sử dụng một thiết bị kết nối Internet mà họ muốn nhiều smartphone, máy tính bảng, laptop và cả tivi của gia đình có thể kết nối Internet. Điều này đòi hỏi băng thông Internet phải lớn hơn và đã khiến cho ADSL bộc lộ những nhược điểm, buộc nhà mạng phải có sự chuyển đổi công nghệ mới để đáp ứng nhu phát triển nhanh chóng của Internet và các ứng dụng trên nền băng rộng. Công nghệ Internet lại một lần nữa có sự chuyển mình từ ADSL (cáp đồng) sang FTTH (cáp quang).

So với hạ tầng cáp đồng (ADSL), cáp quang mạnh hơn nhiều. Chúng không chỉ có tốc độ và băng thông cực lớn mà còn ổn định, an toàn và bảo mật hơn. Do sử dụng ánh sáng để truyền thông tin nên chúng rất ít bị suy hao trong quá trình truyền và cũng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cực đoan như xung điện tử, sấm sét…

Đón đầu sự thay đổi của công nghệ và thị trường, VNPT là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên đã tiên phong chuyển đổi toàn bộ hạ tầng mạng lưới từ đồng sang quang. Đến nay mạng cáp quang FTTH của VNPT đã phủ sóng tới 97% số xã trên cả nước. Với phương châm cứ ở đâu có điện lưới là ở đó có Internet, VNPT hiện đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hướng tới mục tiêu nâng con số này lên 100%. VNPT hiện là doanh nghiệp số 1 tại Việt Nam có số lượng thuê bao lớn nhất, chiếm gần 50% thị phần thuê bao Internet băng rộng cố định cả nước (tính tới cuối năm 2016 là 46,1%).

Song song với đó, nắm bắt với xu thế công nghệ mới, bên cạnh Internet băng rộng cố định, VNPT còn tập trung phát triển Internet băng rộng di động và VNPT cũng là doanh nghiệp tiên phong đầu tiên thương mại hóa mạng 3G tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là đích đến cuối cùng của tiến trình phát triển Internet khi mà xu hướng IoT – Internet vạn vật hiện hữu – người dân mong muốn có thể kết nối mọi thứ – tủ lạnh, nồi cơm điện…chứ không chỉ riêng máy tính hay smartphone. Trước nhu cầu đó, mạng băng rộng di động lại có sự phát triển từ 3G lên 4G.

VNPT cũng là doanh nghiệp viễn thông đi đầu trong việc triển khai mạng băng rộng di động 4G hiện nay tại Việt Nam. Với tiêu chí, ở đâu có 4G ở đó 4G VinaPhone tốt nhất, VNPT đã từng bước phủ sóng 4G tại các thành phố lớn với ưu tiên số 1 là chất lượng hơn số lượng.

Chính vì vậy, khác với các nhà mạng khác, VNPT dùng băng tần 15Mb, 4T4R cho 100% trạm 4G, nên khách hàng dùng 4G thấy khác biệt hẳn 3G về mặt tốc độ. Đồng thời, VNPT thay toàn bộ ăng-ten 10 port và triển khai tối ưu lại mạng lưới, nên chất lượng 4G của VNPT rất tốt, tốc độ cực nhanh – có thể ngang ngửa với Internet cáp quang.

Hiện VNPT là nhà mạng có hạ tầng Internet hiện đại nhất tại Việt Nam, sử dụng nhiều phương thức truyền dẫn mới, an toàn và hiệu quả gồm cả cáp quang biển, cáp quang đất liền, vệ tinh, cho phép kết nối trực tiếp tới hơn 240 quốc gia và trung tâm kinh tế, tài chính khu vực trên toàn thế giới.

Dung lượng kết nối của tuyến backbone đường trục của VNPT đang khai thác hiện nay trên 2TB và có thể ở rộng hơn nữa. Dung lượng kết nối Internet quốc tế của VNPT đang mở ra hơn 1.300Gb/giây.

Tuy vậy có lẽ sự phát triển của Internet vẫn chưa dừng lại ở đó, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên khắp cả nước, xu hướng IoT, bigdata bùng nổ, Internet càng trở thành “huyết mạch” quan trọng và sẽ chuyển mình để đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.

Chính vì vậy, là doanh nghiệp viễn thông – CNTT hàng đầu của đất nước, VNPT đã và đang không ngừng nghiên cứu và đưa vào những công nghệ mới nhất, phát triển các dịch vụ tiện ích để mang lại những trải nghiệm hiện đại nhất cho người dân cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Theo vnmedia.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với