Nghiện công nghệ và những nguy cơ tiềm ẩn

Biến đổi thần kinh giống như người nghiện rượu và ma túy, cáu gắt, bồn chồn, sốt ruột và không bình thường khi thiếu công nghệ là các nguy cơ tiềm ẩn của người nghiện.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng khiến nhiều người lo lắng về những nguy cơ như thất nghiệp và tình trạng nghiện công nghệ.

Công nghiệp 4.0 mang tất cả mọi thứ tích hợp rất nhiều vào một vật dụng như điện thoại thông minh với mọi chức năng giải trí, công việc, sức khỏe… Tuy nhiên, có phải con người đang quá phụ thuộc vào công nghệ và đưa chính bản thân vào những tình cảnh nguy hiểm?

Tình trạng nghiện Internet và thiết bị di động ở Nhật Bản đang cực kỳ đáng lo ngại. Theo một khảo sát tại các trường trung học ở Tokyo, thời gian sử dụng điện thoại thông minh trung bình của các học sinh cả nam và nữ là 7 tiếng/ngày. Trong số này có 10% học sinh dùng tới 15 tiếng. Ở người trưởng thành, có tới 60% có dấu hiệu nghiện công nghệ nặng.

Tại Nhật Bản trong 3 năm trở lại đây, đã có tới hơn 100 người bị thương. Thậm chí, năm 2016, một người đã thiệt mạng vì bị tàu hỏa đâm với lý do chính là nghiện điện thoại thông minh và lúc nào cũng cắm cúi vào cái màn hình. Quan trọng hơn, nghiện thiết bị di động hay công nghệ sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ khác ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Trước tình trạng này, chính quyền Nhật Bản đã mở ra rất nhiều lớp gọi là detox công nghệ hay là thanh lọc công nghệ. Tại đây sẽ không có một thiết bị công nghệ nào, các chuyên gia sẽ đưa ra các bài hoạt động tập thể, những lớp liệu pháp tâm lý cụ thể để điều chỉnh cách những con nghiện phản ứng và nghĩ về công nghệ. Đơn giản nhất là tự viết và so sánh về thời gian họ lãng phí lướt web và thời gian dành cho gia đình hay các việc hữu ích khác.

Trung bình mỗi người đến điều trị sẽ phải mất tới 6 tháng mới có thể cai nghiện thành công. Hầu hết người từng nghiện công nghệ đều cho rằng cuộc sống của mình được cải thiện rất nhiều.

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với