Quân đội Mỹ sắp có vũ khí điều khiển bằng giọng nói

Quân đội Mỹ vừa công bố kế hoạch tích hợp công nghệ ra lệnh bằng giọng nói lên các thiết bị không dây cầm tay để trang bị cho binh sĩ bắt đầu từ năm tài chính 2017.

Hiện tại, lính Mỹ đang sử dụng các thiết bị cầm tay (tương tự điện thoại thông minh và máy tính bảng) để ra lệnh các cuộc tấn công và truyền tải những thông tin quan trọng. Kể từ năm 2017, họ có thể sử dụng các thiết bị này để điều khiển vũ khí khai hỏa trực tiếp bằng cách ra lệnh bằng giọng nói.

Cụ thể, quân đội Mỹ sẽ mở rộng tính năng nhận dạng sinh trắc học để hoạt động đồng bộ với cơ chế lệnh trên các thiết bị không dây cầm tay.

Tuy nhiên, dù được nâng cấp nhưng một số thách thức kỹ thuật bao gồm việc khắc phục ô nhiễm tiếng ồn tại chiến trường cũng như đảm bảo nguyên tắc bảo mật là những vấn đề mà quân đội Mỹ cần giải quyết.

quan-doi-my-sap-co-vu-khi-dieu-khien-bang-giong-noi
Quân đội Mỹ sắp có vũ khí điều khiển bằng giọng nói. Ảnh: Na-Weekly

Trong đó, chiến trường là khu vực ồn ào bởi tiếng động cơ máy bay, các vụ nổ, đạn bắn… tạo ra. Chúng có thể làm giảm hiệu quả của hệ thống nhận dạng giọng nói vì thiết bị sẽ gặp khó khăn để phân biệt những gì được con người ra lệnh và tiếng động ở môi trường xung quanh.

Ngoài ra, nếu bị truy cập trái phép hoặc một người nào đó bắt chước nhận dạng sinh trắc học của chủ thiết bị, nó sẽ gây ra tác hại khôn lường. Thêm vào đó, thiết bị ra lệnh bằng giọng nói phải đáp ứng được nhiều người dùng khác nhau trên cùng một đường truyền mạng.

Chẳng hạn, một người lính có quyền ra lệnh tấn công, nhưng người khác chỉ có quyền xem bản đồ. Do vậy, thiết bị cần đáp ứng cho cả hai người. Tuy nhiên, nếu hai người này có giọng giống nhau hay tiếng ồn xung quanh gây nhiễu thì tính năng nhận dạng giọng nói có thể không hoạt động.

Đối với công nghệ nhận dạng bằng khuôn mặt, nếu chủ thiết bị phải truy

cập trong bóng tối, rõ ràng đây là một thách thức không nhỏ.

Lãnh đạo của dự án, ông Bob Fedorchak, đến từ Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Kỹ thuật Truyền thông – Điện tử thuộc quân đội Mỹ, lạc quan cho biết bằng cách kết hợp các chỉ số sinh trắc học, binh sĩ có thể sử dụng thiết bị của họ tại chiến trường mà không cần lo ngại vấn đề an ninh.

“Sinh trắc học không phải là thứ mà bạn có thể thay thế. Tôi có thể thay thế giấy tờ tùy thân nhưng không thể thay thế dấu vân tay của mình” – ông Fedorchak nói.

Theo Nld.com.vn / Sputnik News

 

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị