Startup trí tuệ nhân tạo Trung Quốc huy động hơn 1 tỷ USD trong 2 tháng

Startup trí tuệ nhân tạo Trung Quốc huy động hơn 1 tỷ USD trong 2 tháng

Trong vòng gọi vốn mới nhất, startup trí tuệ nhân tạo Trung Quốc SenseTime huy động được 620 triệu USD, đưa định giá công ty lên 4,5 tỷ USD, tiếp tục là startup trí tuệ nhân tạo giá trị nhất thế giới.

Theo CNBC, đây là vòng gọi vốn thứ 2 của SenseTime này trong 2 tháng qua, với tổng số tiền nhận được là 1,22 tỷ USD. Như vậy, chỉ trong 2 tháng, giá trị của startup 3 năm tuổi này đã tăng 50% từ mức 3 tỷ USD hồi tháng 3.

Các nhà đầu tư trong vòng gọi vốn lần này của SenseTime gồm có Fidelity International, Hopu Capital, Silver Lake và Tiger Global. Trong vòng gọi vốn trước, công ty này nhận được 600 triệu USD từ Alibaba, trang bán lẻ Suning.com và công ty đầu tư quốc gia Singapore Temasek Holdings.

Năm ngoái, SenseTime cũng huy động được 410 triệu USD. Tính đến nay, startup này đã nhận được tổng cộng hơn 1,6 tỷ USD vốn đầu tư. SenseTime cho biết sẽ dùng số vốn huy động được vào hoạt động nghiên cứu, phát triển và thu hút tài năng

SenseTime cho biết công ty đã có lãi vào năm ngoái và có mức tăng trưởng khoảng 400% liên tiếp trong 3 năm qua. Trong 5 tháng đầu năm, doanh thu của công ty này đã tăng gấp 10 lần.

Được thành lập bởi giáo sư Đại học Hồng Kông – Tang Xiaoou, SenseTime chuyên phát triển và cung cấp công nghệ nhận diện khuôn mặt, hình ảnh cũng như phân tích video… dùng trong xây dựng thành phố thông minh, ứng dụng vào các lĩnh vực giải trí trực tuyến, ôtô tự lái, tài chính, bán lẻ và nhiều ngành khác.

Các cơ quan của chính phủ Trung Quốc cũng sử dụng công nghệ của SenseTime để triển khai hệ thống giám sát hỗ trợ điều tra tội phạm.

SenseTime cho biết hiện có hơn 700 đối tác chiến lược và khách hàng, trong đó có hãng viễn thông khổng lồ Trung Quốc China Mobile cũng như Huawei và Xiaomi.

Công ty này cũng cho biết đã ký thỏa thuận với công ty vận hành tàu điện ngầm lớn nhất Trung Quốc Shanghai Shentong Metro Group để sử dụng trí tuệ nhân tạo trong việc điều khiển giao thông. SenseTime đã làm việc với chính quyền thành phố Thành Đô để mở chi nhánh tại đây.

Công ty này cũng hợp tác với Alibaba, Hong Kong Science và Technology Park để xây dựng trung tâm nghiên cứu HK AI Laboratory với mục tiêu biến Hồng Kông trở thành một trong tâm công nghệ.

Việc tìm kiếm nhân tài là vấn đề chung của nhiều công ty trí tuệ nhân tạo, vì vậy, SenseTime đã xây dựng một bộ sách giáo khoa cho học sinh cấp 2 để thu hút sự quan tâm của các thế hệ trẻ tương lai của Trung Quốc đối với công nghệ. Công ty này cho biết đang có kế hoạch thiết kế các khóa học về trí tuệ nhân tạo và xây dựng phòng thí nghiệm để đẩy mạnh phát triển công nghệ này trong trường học.

Chính phủ Bắc Kinh từng tuyên bố muốn dẫn đầu thế giới vế trí tuệ nhân tạo vào năm 2030 – mục tiêu đã giúp thúc đẩy ngành này phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc.

Thành phố Bắc Kinh dự định đầu tư 2,12 tỷ USD xây dựng một công viên trí tuệ nhân tạo dành cho các công ty làm việc về dữ liệu lớn, nhận diện sinh học, máy học, điện toán đám mây…

Các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc như Baidu, Alibaba, Tencent, Didi Chuxing, startup cung cấp dịch vụ trực tuyến theo yêu cầu Meituan-Dianping hay hãng công nghệ nhận diện giọng nói iFlytek cũng đang tích cực đầu tư phát triển các mảng khác nhau trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Theo vneconomy.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với