Trí tuệ nhân tạo có thay thế nhà báo trong tương lai?

Trí tuệ nhân tạo có thay thế nhà báo trong tương lai?

Nhiều tòa soạn trên thế giới như BuzzFeed, TexasTribune, Quartz, Mic, Los Angeles Times,… đã thử nghiệm chatbot để tương tác với người đọc và phục vụ công tác truyền thông. Từ các báo cáo kinh doanh cho đến các trận thi đấu thể thao, tự động hóa và thuật toán đang đóng vai trò lớn hơn trong quy trình sản xuất thông tin.

Đó là nhận định của ông Lê Quốc Minh, Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, tại Hội thảo “Truyền thông thích ứng trong thời đại công nghiệp 4.0” do Tạp chí Khám phá tổ chức ngày 15/10 tại TPHCM.
Dùng thuật toán để đưa tin trên mọi lĩnh vực
Ông Minh cho biết, theo dự đoán, đến năm 2024, máy móc sẽ dịch thuật giỏi hơn con người; năm 2026, robot có thể viết các bài luận cấp trung học phổ thông tốt hơn con người; và năm 2056, AI có thể tự động hóa toàn bộ nhiệm vụ của con người.
Còn trên thực tế, hiện AI đã và đang xâm nhập vào trong hoạt động báo chí, truyền thông trên khắp thế giới. Cụ thể, Hãng thông tấn AP của Mỹ hiện sản xuất khoảng 3.700 bản tin về báo cáo kinh doanh mỗi quý — gấp 10 lần so với thời kỳ chỉ do các phóng viên đảm trách. Năm 2016, AP bắt đầu dùng phần mềm này để đưa tin về hơn 10.000 trận đấu bóng chày học sinh, sinh viên trên toàn quốc. Tin bài được hoàn thiện chỉ vài phút sau khi trận đấu kết thúc. AP cũng sử dụng máy học để tự động hóa quy trình biến nội dung văn bản thành phát thanh. Hãng này dự đoán 80% tin bài sẽ được tự động hóa vào cuối thập niên này.
“Từ các báo cáo kinh doanh cho đến các trận thi đấu thể thao, tự động hóa và thuật toán đang đóng vai trò lớn hơn trong quy trình sản xuất thông tin” – ông Minh nói và cho biết, các phóng viên của ProPublica, New York Times, Oregon Public Broadcasting, Forbes, Yahoo,… đang dùng thuật toán để đưa tin về doanh nghiệp, thể thao, giáo dục,…
Ông Nguyễn Bá Ngọc, Giám đốc Công ty Cổ phần truyền thông NBN – cũng cho biết, tháng 7 vừa qua, Công ty thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba vừa ra mắt một công cụ AI Copywriter có thể viết 20.000 dòng quảng cáo chỉ trong một giây. Trước đó khoảng một năm, Google đã đầu tư để tạo ra phần mềm có tên Radar – một phóng viên ảo – có khả năng viết khoảng 30.000 tin mỗi tháng – tức tương đương khả năng viết tin của khoảng 500 phóng viên.
Cơ hội cho nhà báo làm điều họ giỏi nhất

Tuy nhiên, ông Lê Quốc Minh khẳng định, AI giúp báo chí hoạt động hiệu quả chứ không bao giờ thay thế báo chí. AI có thể hỗ trợ quá trình đưa tin, nhưng nhà báo phải tập hợp các mảnh thông tin rời rạc lại. Tự động hóa các phần của quy trình đưa tin và xuất bản là một biện pháp để giảm bớt công việc nặng nhọc của các nhà báo và tận dụng các nguồn dữ liệu mới. “Tự động hóa cũng mở ra nhiều cơ hội mới để các nhà báo có thể làm điều mà họ giỏi nhất: kể những câu chuyện có ý nghĩa với xã hội. Họ cũng sẽ có nhiều thời gian hơn để phân tích, phỏng vấn và nghiên cứu thông tin cơ sở” – ông Minh nhận định.

Song, trước dự báo khoảng 1 thập kỷ nữa, AI sẽ làm được nhiều việc trong tòa soạn như giúp các nhà báo lên lịch họp, phát hiện điểm khác thường trong dữ liệu và lùng sục thông tin hữu ích trong hồ sơ, giúp nhà báo tạo nội dung riêng cho từng độc giả… thì “ngay từ bây giờ, các tòa soạn cần có chiến lược và thực hiện tự động hóa báo chí”.
Lý do, như ông Minh nhấn mạnh, “bởi nó không chỉ là khả năng sản xuất số lượng tin bài không hạn chế, suốt ngày đêm, 365 ngày mỗi năm, bằng mọi ngôn ngữ mà đảm bảo 100% chính xác và độc đáo”.
Tại Hội thảo, các diễn giả còn chia sẻ một số thông tin liên quan đến hạn chế tác hại của tin giả; vi phạm bản quyền trong hoạt động báo chí,…
Theo khoahocphattrien.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với