Bức xạ mặt trời liên tục chiếu sáng lên bề mặt của mặt trăng với nguồn năng lượng 13.000 tỉ Watt khiến vệ tinh này trở thành nguồn năng lượng khổng lồ và câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học là làm sao tận dụng được nguồn năng lượng quý giá từ mặt trăng.
Theo tạp chí Forbes, dự án “Năng lượng từ mặt trăng” đã là ý tưởng ấp ủ 40 năm nay của nhà vật lý David Criswell, Đại học Houston và đến nay đã có nhiều đơn vị khoa học từ các nước nhảy vào cuộc chơi đầy thách thức này
Ý tưởng của Criswell ban đầu là sử dụng những tấm pin lớn hàng trăm ki lô mét vuông đặt trên mặt trăng để thu nhận nguồn năng lượng sạch từ mặt trời.
Bên cạnh đó, nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm công nghệ vũ trụ Trung Quốc cũng nhìn thấy được nhiều tiềm năng từ bề mặt mặt trăng, họ cho biết trên bề mặt chứa những vật liệu có thể sử dụng để xây dựng dự án năng lượng như Silicon Dioxide, thành phần chủ yếu trong đá mặt trăng và bụi có thể dùng làm thủy tinh cho hệ thống nhiệt hấp thụ năng lượng .
Trong khi bụi mặt trăng còn có thể tái tạo thành các tế bào quang điện. Theo Criswell, đến năm 2050, 10 tỉ người trên toàn thế giới sẽ cần tổng cộng 20 tỉ Watt điện, gấp 70 lần so với nguồn năng lượng sạch đang lấy từ vành đai trái đất như hiện tại.
Vào năm 2015, Công ty xây dựng Shimizu (Nhật Bản) đã dựa trên ý tưởng của Criswell để lên kế hoạch xây dựng một vành đai các tấm pin bao quanh quỹ đạo mặt trăng với chiều dài 11.000 km dọc theo đường xích đạo mặt trăng. Vành đai sẽ thu nhận năng lượng và truyền về các trạm tiếp nhận ở trái đất dưới dạng tia laser hoặc sóng viba. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành sớm nhất vào năm 2035 nếu kinh phí ổn định.
Bên cạnh Nhật Bản, các công ty năng lượng Trung Quốc muốn khai thác khí hiếm Heli-3 cho các phản ứng tổng hợp nhiệt hạch, giúp sản sinh ra nguồn năng lượng rất lớn.
Cụ thể, nguồn Heli-3 trên mặt trăng có thể cung cấp một nguồn năng lượng lớn gấp hơn 10 lần năng lượng từ tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch trên trái đất. Rõ ràng, với sức mạnh năng lượng cực lớn từ Heli-3, một lần nữa mặt trăng đã và đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các cường quốc trong cuộc đua năng lượng như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ…
Nguồn http://nhathongminhworldtech.com/lay-nang-luong-mat-troi-tu-mat-trang.html