Sáng ngày 15/9/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị “Ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh trên nền tảng IoT”. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cùng đại biểu các sở, ban, ngành, các viện trường, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh. Ông Trần Anh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Vũ Phong (Vũ Phong Solar) – cũng tham dự và chia sẻ tại hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đoàn Tấn Đạt, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Tại Đồng Nai, ngày 10/6/2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có Công văn số 6561/UBND-KTN về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg (ngày 07/5/2020) của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng để phổ biến và áp dụng rộng rãi. Hội nghị này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, học sinh, sinh viên… trao đổi về các giải pháp mới, các hình thức ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực năng lượng, phương pháp tổ chức quản lý – phương pháp sử dụng năng lượng thông minh. Từ đó, đề xuất cơ chế, giải pháp để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tiết giảm chi phí năng lượng, giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tại tỉnh Đồng Nai, nhu cầu tiêu thụ năng lượng hiện rất lớn, đặc biệt là năng lượng điện phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, thực tế vẫn còn nhiều lãng phí. Một trong các nguyên nhân chính là hiệu suất sử dụng năng lượng ở các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm còn thấp, do sử dụng công nghệ lạc hậu. Ngoài ra, một số hộ gia đình chưa có ý thức tiết kiệm điện.
Năng lượng tái tạo nói chung, điện mặt trời nói riêng là nguồn năng lượng sạch, vô tận – một giải pháp giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp tiết giảm chi phí sử dụng điện, đồng thời tạo ra điện góp phần giảm áp lực thiếu điện cho quốc gia. Với bề dày hơn 11 năm trong ngành điện mặt trời (từ năm 2009), trong đó đặc biệt chú trọng việc phát triển, ứng dụng các nền tảng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo AI trong thi công lắp đặt, vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời, Vũ Phong Solar đã chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ IoT cho các sản phẩm của công ty, đồng thời cũng là các giải pháp giúp tăng cường hiệu quả trong quản lý năng lượng điện mặt trời.
Ông Trần Anh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Vũ Phong – chia sẻ tại hội nghị
Theo đó, tại hội nghị, ông Trần Anh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Vũ Phong (Vũ Phong Solar) – đã chia sẻ về một số ứng dụng công nghệ IoT trong giám sát hệ thống điện mặt trời dân dụng, vận hành – bảo trì bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời. Cụ thể:
– Với các hệ thống điện mặt trời dân dụng (hệ thống điện mặt trời áp mái hộ gia đình, doanh nghiệp), Vũ Phong Solar tự chủ phần cứng và phần mềm IoT giám sát hệ thống. Hệ thống giám sát từ xa sẽ cung cấp dữ liệu thời gian thực cho phép giám sát hiệu quả hoạt động của hệ thống điện mặt trời.
– Với các nhà máy điện mặt trời, ngoài thiết kế, thi công lắp đặt, Vũ Phong Solar còn cung cấp dịch vụ vận hành – bảo dưỡng (O&M) nhà máy. Trong đó, ứng dụng IoT hỗ trợ đắc lực cho việc kiểm tra phân tích cảnh báo cũng như giám sát và kiểm định kỹ thuật. Chẳng hạn như, với Cleaning Robot (robot vệ sinh tấm pin mặt trời do Vũ Phong Tech – Vũ Phong Solar nghiên cứu chế tạo), Modul IoT giúp ra lệnh và giám sát từ trung tâm, Robot có thể nhận tín hiệu/lệnh điều khiển từ thiết bị bay giám sát (Inspection Drone) để thực hiện lệnh lau khi Drone phát hiện bụi bẩn quá mức cho phép. Modul IoT mở rộng còn có thể đồng bộ hóa map (sơ đồ nhà máy) với Inspection Drone và SCADA Center để giúp các Robot tự hành (Autonomous Robot) tự tìm đường đến tấm pin cần làm sạch. Ứng dụng IoT kết hợp với VR/AR còn giúp đảm bảo thao tác của kỹ thuật viên bảo trì nhà máy điện mặt trời được hướng dẫn và kiểm soát chính xác, thay thế thao tác nguy hiểm (như ở trên cao, ở lưới điện cao thế) thông qua tương tác người-máy.
Robot vệ sinh tấm pin mặt trời do Vũ Phong Tech – Vũ Phong Solar nghiên cứu chế tạo
Ngoài ra, với lợi thế đã và đang thực hiện, quản lý rất nhiều dự án điện mặt trời ở mọi quy mô trên khắp các vùng miền của đất nước, kết hợp nền tảng kỹ thuật và công nghệ liên tục update do tham gia các dự án cùng nhiều đơn vị hàng đầu thế giới, Vũ Phong Solar đã ứng dụng công nghệ IoT để xây dựng Big-data trong ngành điện mặt trời, tạo nền tảng cơ sở dữ liệu sát thực với điều kiện môi trường Việt Nam, từ đó giúp việc thi công – vận hành bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời ngày càng hiệu quả.
Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vức năng lượng mặt trời, với kinh nghiệm tham gia thi công và vận hành – bảo dưỡng nhiều nhà máy năng lượng mặt trời công suất lớn, đặc biệt được chuyển giao công nghệ từ các công ty hàng đầu thế giới như Bouygues, AC renewable… Vũ Phong Solar có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư chuyên môn cao, mang đến những dịch vụ, giải pháp kỹ thuật áp dụng công nghệ cao nhằm phục vụ tốt nhất cho các nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam.
Xem: Các dịch vụ của Vũ Phong Solar cho nhà máy điện năng lượng mặt trời
Thông tin thêm:
Vũ Phong Tech là một công ty thành viên của Vũ Phong Solar, chuyên nghiên cứu, sản xuất các thiết bị phục vụ công tác EPC (Engineering – Procurement – Construction) và O&M (vận hành – bảo dưỡng) hệ thống điện mặt trời, đặc biệt là nhà máy điện mặt trời (solar farm) và mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp (solar greenhouse). Các lĩnh vực chính mà Vũ Phong Tech đang triển khai:
– Hệ thống quản lý dữ liệu big data, tối ưu hóa hiệu suất năng lượng mặt trời: mỗi panel là một cảm biến để tập trung về máy chủ, server sẽ tối ưu hóa dữ liệu nhằm tối ưu công tác engineering khi thiết kế
– Robot lau pin, cắt cỏ farm, chạy tự động nhờ xử lý dữ liệu tập trung
– IoT tracker, xoay tấm pin mặt trời theo chiều nắng để tối ưu công suất phát điện (Xem dự án tiêu biểu)
– Flycam – drone quét nhiệt để tìm ra chính xác các tấm pin mặt trời hiệu suất kém. Khi 1 tấm pin bị lỗi sẽ ảnh hưởng đến cả cụm pin
– Hệ thống lưu trữ nguồn đệm.
Gợi ý cho bạn: Ứng dụng AI trong vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời
Nguồn: Vuphong.vn