Gartner vừa công bố dự báo 10 xu hướng công nghệ mang tính chiến lược của năm 2017 tại ITexpro 2016 tại Orlando (Mỹ). Những công nghệ này chỉ mới bắt đầu xuất hiện và có tiềm năng đột phá đáng kể với tất cả các ngành công nghiệp.
AI và học máy đã đạt đến điểm bùng phát (tipping point) và sẽ ngày càng mở rộng trong tất cả các dịch vụ, thiết bị, ứng dụng. Xây dựng một hệ thống thông minh có thể học hỏi, thích nghi và khả năng hoạt động độc lập không đơn thuần chỉ thực hiện với sự hướng dẫn được xác định sẽ chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp công nghệ ít nhất cho đến năm 2020.
Ranh giới giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới vật lý tiếp tục mờ đi tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp kỹ thuật số, tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các mô hình kinh doanh mới và các hệ sinh thái hỗ trợ kỹ thuật số.
1. AI & Học máy nâng cao ở đây được hiểu là bao gồm các công nghệ như học sâu, mạng nơron và xử lý ngôn ngữ tự nhiên và các hệ thống cao cấp hơn cho phép hiểu, học hỏi, dự đoán, thích ứng và có khả năng hoạt động độc lập. Hệ thống có thể học hỏi và thay đổi hành vi trong tương lai, dẫn đến việc tạo ra các thiết bị và các chương trình thông minh hơn. |
2. Ứng dụng thông minh trong đó bao gồm các công nghệ như trợ lý cá nhân ảo (VPA- virtual personal assistants), các ứng dụng doanh nghiệp, ERP phiên bản mới được kết hợp với trí tuệ nhân tạo để nâng cao khả năng phân tích. Năm 2018, Gartner dự đoán 200 công ty lớn nhất thế giới sẽ khai thác các ứng dụng thông minh và sử dụng bộ công cụ đầy đủ (full toolkits) về dữ liệu lớn và các công cụ phân tích để tinh chỉnh các dịch vụ cung cấp của họ cải thiện trải nghiệm khách hàng. |
3. Những thiết bị thông minh thường rơi vào ba loại: robot, thiết bị bay không người lái (drone) và các loại xe tự động (autonomous car). Tuy nhiên, trong kỷ nguyên IoT hiện nay thì những thiết bị IoT sử dụng trí tuệ nhân tạo cũng được cho là thuộc nhóm này. Những thết bị thông minh phát triển và trở nên phổ biến hơn, chúng sẽ chuyển từ một thiết bị độc lập sang một mô hình hợp tác trong đó những thiết thông minh giao tiếp với nhau, phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ. |
4. Thực tế ảo & thực tế tăng cường (Virtual & Augmented Reality) sẽ làm thay đổi cách cá nhân tương tác với nhau. Ví dụ, VR có thể được sử dụng cho việc đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm từ xa. Trong đó AR cho phép trộn lẫn thế giới thực và ảo, có nghĩa là các doanh nghiệp có thể kết hợp đồ họa lên các vật thể trong thế giới thực. Qua thời gian, AR và VR mở rộng ra ngoài việc tăng cường về thị giác để bao gồm tất cả các tăng cường liên quan đến giác quan của con người. Các doanh nghiệp nên nhắm các mục tiêu tìm kiếm các ứng dụng. |
5. Digital Twin Nói một cách đơn giản, Digital Twin là công nghệ cho phép các nhà khoa học sao chép chính xác mọi thứ, từ hình dạng, vị trí, cử chỉ, tình trạng và chuyển động của sự vật thông qua bộ phận cảm biến hiện đại. Bản sao này được gọi là “thiết bị cái bóng” (device shadow). Một trong những ứng dụng hữu hiệu của Digital Twin là giúp doanh nghiệp lập kế hoạch sử dụng thiết bị, vận hành nhà máy, dự báo thời điểm phải thay mới nhằm nâng cao năng suất hoạt động và hỗ trợ phát triển sản phẩm. |
6. Blockchain được coi là “cuốn sổ cái” lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng và bất kỳ dữ liệu gì mà chúng ta cần ghi chép một cách độc lập, không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Các dịch vụ tài chính như ngân hàng, quỹ tín dụng…đã sớm áp dụng công nghệ này như một “vệ sĩ” trong thời đại số. Các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là những ngành có quan hệ mật thiết đến sở hữu trí tuệ như âm nhạc, điện ảnh…cũng đang dần nhận ra sự ưu việt của Blockchain và áp dụng nó trong các hoạt động sáng tác. |
7. Hệ thống đối thoại sẽ chuyển từ một mô hình mà con người thích ứng với các máy tính đến việc các máy tính “nghe” và thích nghi với kết quả mong muốn của con người. Hệ thống đối thoại không sử dụng văn bản/âm thanh như giao diện duy nhất mà cho phép người dùng và các máy sử dụng nhiều phương thức khác nhau (ví dụ, thị giác, thính giác, xúc giác, …) để giao tiếp với mạng lưới thiết bị kỹ thuật số (ví dụ, cảm biến, thiết bị, hệ thống IoT). |
8. Ứng dụng mạng lưới và Kiến trúc Dịch vụ (MASA) Các mạng lưới kỹ thuật số thông minh sẽ yêu cầu thay đổi kiến trúc, công nghệ và các công cụ sử dụng kèm theo. MASA là một kiến trúc giải pháp đa kênh tận dụng điện toán đám mây và vi dịch vụ cũng như các API và các sự kiện để cung cấp các giải pháp theo mô-đun, linh hoạt và năng động. Giải pháp cuối cùng hỗ trợ nhiều người dùng trong nhiều vai trò sử dụng nhiều thiết bị và giao tiếp qua nhiều mạng khác nhau. Tuy nhiên, MASA là một sự thay đổi kiến trúc lâu dài đòi hỏi phải có những thay đổi đáng kể trong việc phát triển các công cụ và thi hành những khuyến nghị. |
9. Các nền tảng công nghệ kỹ thuật số Mỗi tổ chức sẽ là kết hợp của năm nền tảng công nghệ kỹ thuật số: Hệ thống thông tin, trải nghiệm khách hàng, phân tích và thông tin tình báo, Internet of Things và hệ sinh thái kinh doanh. Đặc biệt nền tảng và dịch vụ mới cho IoT, AI và hệ thống đối thoại sẽ được tập trung chủ yếu cho đến năm 2020. Các công ty nên xác định cách thức các nền tảng công nghiệp sẽ phát triển và kế hoạch cách để phát triển nền tảng của họ để đáp ứng những thách thức của kinh doanh kỹ thuật số. |
10. Kiến trúc an ninh thích nghi Sự phát triển của mạng lưới và công nghệ kỹ thuật số, các nền tảng thông minh và kiến trúc ứng dụng đòi hỏi an ninh thông tin cần phải thích ứng và mềm dẻo. An ninh trong môi trường IoT đặc biệt khó khăn và thực tế là đã có những vụ tấn công với phạm vi tác động rất lớn. An ninh đa lớp và tính dễ dùng của của người dùng và phân tích hành vi thực thể sẽ trở thành một yêu cầu cho hầu như tất cả doanh nghiệp. |
Theo VNMedia