4G tại Việt Nam: Chờ gì để cấp phép chính thức?

Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nhiều lần khẳng định rằng, giờ đây đã là thời điểm chín muồi để cấp phép chính thức 4G tại Việt Nam và không nên chần chừ thêm nữa. Tuy nhiên, đến nay việc cấp phép vẫn chỉ là kế hoạch dự kiến. Vậy đâu là nút “thắt” của vấn đề và liệu 4G có lỗi hẹn năm 2016 hay không?

Đã thử nghiệm thành công

Từ cuối năm ngoái, Bộ TT&TT đã chính thức cấp giấy phép thử nghiệm 4G cho một số nhà mạng. Trong đó, 3 nhà mạng lớn là VNPT, Viettel và MobiFone đều đã thử nghiệm chính thức dịch vụ 4G LTE/LTE-Adv tại băng tần 1800MHz ở một số địa bàn và kết quả rất thành công.

Điển hình, VNPT đã triển khai thử nghiệm thành công dịch vụ mạng 4G tại Phú Quốc và một số quận ở Thành phố Hồ Chí Minh, với tốc độ download lên tới 584 Mbps, là tốc độ thực tế được ghi nhận cao nhất châu Á.

images1766205_1

Các nhà mạng đã sẵn sàng mọi thứ cho 4G, giờ chỉ chờ được cấp phép cho triển khai chính thức.

Đại diện VNPT cho biết, Tập đoàn này có khả năng cung cấp cho khách hàng tốc độ download/upload lên tới hơn 200 Mbps thời điểm hiện tại và tới 600 Mbps thậm chí lên Gbps giai đoạn tiếp theo. Trải nghiệm thực tế tại TP.HCM và Phú Quốc cho thấy, với các loại đầu cuối điện thoại khác nhau, tốc độ download đạt trung bình từ 95.90Mbps đến 245.63Mbps, cao hơn 3G khoảng 10 lần, độ trễ của dịch vụ thấp, đặc biệt vùng phủ sóng ổn định hơn hẳn so với 3G, mức tiêu thụ nguồn của thiết bị đầu cuối cũng thấp hơn. Thời gian thiết lập cuộc gọi (nội mạng) khi thử nghiệm tại Phú Quốc và TP.HCM chỉ cần từ 3-5 giây.

Nhiều điểm thuận cho phát triển 4G

Cùng với việc các nhà mạng đã thử nghiệm thành công 4G, nhiều yếu tố khác cũng cho thấy, bây giờ đã là thời điểm thích hợp để cấp phép 4G.

Chẳng hạn về vấn đề tần số, Đại diện Cục Tần số vô tuyến điện đánh giá, vấn đề tài nguyên tần số để triển khai 4G tại Việt Nam đang tương đối thuận lợi. Ngoài băng tần 2.600 MHz, Bộ TT&TT đã cho phép các doanh nghiệp như VinaPhone, MobiFone, Viettel triển khai thử nghiệm 4G trên băng tần 1.800 MHz. Mặt khác, việc đẩy nhanh tốc độ số hóa truyền hình để giải phóng hoàn toàn băng tần 700MHz vào năm 2020 cho các các doanh nghiệp triển khai 4G cũng đang diễn ra suôn sẻ. Đây là băng tần cho tốc độ truyền dẫn cao, vùng phủ sóng rộng mà các nhà mạng đang “sốt ruột” chờ đợi.

Mặt khác, hiện nay, trên thế giới đã có 521 nhà mạng đã triển khai LTE với khoảng 1,29 tỷ thuê bao 4G. Có khoảng 5.600 loại thiết bị đầu cuối hỗ trợ 4G. Thời điểm này đã đạt đến mức độ chín muồi về công nghệ và thiết bị cho 4G trên toàn cầu. Mặt khác, người dùng Việt Nam có nhu cầu sử dụng dịch vụ dung lượng rất lớn. Các nhà mạng phải đáp ứng điều đó. Do đó, đây là thời điểm phù hợp để triển khai 4G tại Việt Nam, ông Mantosh Malhotra, Giám đốc Qualcomm khu vực Đông Nam Á cho biết tại Hội thảo “Phát triển tiềm năng 4G LTE hướng tới kỷ nguyên Internet kết nối vạn vật” diễn ra hôm 18/8 vừa qua.

Hơn nữa, tỷ lệ sử dụng smartphone tại Việt Nam trong năm qua tăng 20-35%, tốc độ tăng trưởng nhanh so với thế giới. Đây là tiền đề để phát triển các dịch vụ trên nền tảng 4G trong tương lai. Trong khi đó, doanh thu từ dịch vụ viễn thông truyền thống có xu hướng giảm, nguồn thu từ dịch vụ khác, đặc biệt là dịch vụ dữ liệu sẽ gia tăng. Để bù đắp sự sụt giảm doanh thu, các nhà cung cấp dịch vụ cần phải sử dụng thiết bị thông minh để ứng dụng tốt nhất những công nghệ và dịch vụ đó. Công nghệ 4G đã có sẵn, việc thương mại hóa ra thị trường chỉ còn chờ được cấp phép chính thức.

Chỉ chờ nhà mạng báo cáo kết quả thử nghiệm để cấp phép

Với những phân tích ở trên có thể thấy tất cả các yếu tố “thiên thời địa lợi” đều đã sẵn sàng cho việc chính thức thương mại hóa 4G ở Việt Nam. Tuy nhiên, điểm mấu chốt của vấn đề của việc cấp phép hiện nay chính là các nhà mạng cần nhanh chóng có báo cáo kết quả thử nghiệm 4G và hoàn tất thủ tục xin cấp phép chính thức triển khai thương mại hệ thống thông tin di động 4G dựa trên công nghệ LTE/LTE-Adv tại băng tần 1800MHz. Căn cứ trên kết quả này, cơ quan quản lý sẽ xây dựng các phương án cấp phép chính thức theo hướng khả thi và sát thực tế nhất.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Chính sách và Quy hoạch tần số, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT&TT), hiện các doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục xin cấp phép 4G sử dụng băng tần 1800 MHz. Dự kiến muộn nhất đến quý 4/2016 sẽ cấp phép chính thức triển khai công nghệ 4G sau khi các doanh nghiệp viễn thông hoàn tất báo cáo kết quả thử nghiệm.

Như vậy, chắc chắn việc thương mại hóa mạng 4G sẽ diễn ra trong năm nay.

Theo Xã Hội Thông Tin

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị