Châu Á – Điểm nóng phát triển công nghệ trí thông minh nhân tạo

Châu Á hiện đang là điểm nóng để phát triển công nghệ trí thông minh nhân tạo và tự động hóa.

Trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) hiểu đơn giản là máy móc có khả năng xử lý thông tin và tình huống như con người, thậm chí đôi khi ưu việt hơn con người.

Hiện nay, khắp nơi trên châu Á, tại mọi lĩnh vực, người ta đều nhắc tới AI như một làn sóng công nghệ tất yếu và cần thiết. Người khổng lồ công nghệ Microsoft – ông Ralph Haupter, Chủ tịch Microsoft châu Á, từng nhận định: “Gần đây, AI luôn là một đề tài nóng hổi và là một trong những chủ đề chính yếu trong các cuộc trao đổi của Microsoft với khách hàng, đối tác và những nhà lãnh đạo đầu ngành ở châu Á”.

Làn sóng tự động hóa đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực ở châu Á. Người ta bắt đầu thấy những ngân hàng với nhân viên là những cỗ máy.

Ngành dịch vụ được coi là mảnh đất màu mỡ cho AI. Đơn giản vì AI có khả năng hiểu ngôn ngữ tốt, có thể hội thoại và đưa ra lời khuyên hữu ích cho người dùng bất cứ lúc nào.

Còn trong lĩnh vực thực phẩm, ví dụ điển hình là trang trại gà của Trung Quốc, nhà quản lý nói rằng nhờ robot mà vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo tuyệt đối.

Vậy tại sao châu Á là mảnh đất lý tưởng cho tự động hóa và AI? Có 3 lý do được đưa ra: Nếu AI muốn phát triển thì cần rất nhiều thông tin và dữ liệu, trong khi đó hiện nay châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới; bên cạnh đó châu Á là khu vực kết nối với Internet và công nghệ số nhiều nhất thế giới; cuối cùng, châu Á là nơi có nguồn nhân lực lớn mạnh, hiểu biết sâu về khoa học, công nghệ và toán học.

Công ty UBS dự báo, chỉ trong vòng 7 năm tới, nguồn nhân lực tự động hóa của Ấn Độ và Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ. Còn tại Việt Nam, nhóm ngành đầu tiên áp dụng AI sẽ là dịch vụ công, dịch vụ y tế và dịch vụ viễn thông.

Theo vtv.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với