Chiều ngày 24/11, trong khuôn khổ hợp tác Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG), Nhóm Công tác kỹ thuật 2 về Năng lượng tái tạo đã tổ chức phiên họp lần thứ hai năm 2023. Tại phiên họp, các đại biểu đã cùng nhau cập nhật, chia sẻ, thảo luận về nhiều nội dung liên quan đến việc thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) và chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam – trong đó có những chia sẻ về điện mặt trời mái nhà cho khu công nghiệp.
Phiên họp lần thứ hai năm 2023 của Nhóm Công tác kỹ thuật 2 về Năng lượng tái tạo được tổ chức tại văn phòng Bộ Công Thương, chủ trì và đồng chủ trì bởi ông Phạm Nguyên Hùng – Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương và ông Santiago Alonso Rodriguez – Trưởng ban Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Đức. Phiên họp có sự tham dự trực tiếp và trực tuyến của các đại biểu đến từ Bộ Công Thương, Đại sứ quán Đức, Đại sứ quán Thụy Điển, Phần Lan… và các tổ chức quốc tế, các đơn vị nghiên cứu, chuyên gia độc lập, doanh nghiệp tư nhân, trường đại học…
Phiên họp lần thứ 2 năm 2023 của Nhóm Công tác kỹ thuật 2 về Năng lượng tái tạo
Tại phiên họp, các đại biểu đã cập nhật và thảo luận về các chính sách, định hướng phát triển NLTT theo Quy hoạch Điện VIII; Cập nhật tình hình hoạt động của tổ chuyên trách Điện gió Ngoài khơi; Chia sẻ các kinh nghiệm và đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển các nguồn NLTT như địa nhiệt, điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) cho khu công nghiệp; thảo luận và thống nhất về kế hoạch, chủ đề trọng tâm của nhóm Công tác kỹ thuật 2 năm 2024. Trong đó, ông Phạm Đăng An – Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group, Giám đốc VP Carbon Solutions – đã trình bày về các cơ hội, thách thức và những kiến nghị để phát triển ĐMTMN cho các khu công nghiệp, đúc rút từ kinh nghiệm thực tế của một doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong lĩnh vực điện mặt trời & năng lượng tái tạo tại Việt Nam từ năm 2009.
Chia sẻ từ ông Phạm Đăng An, tiềm năng phát triển ĐMTMN cho các khu công nghiệp ở Việt Nam rất lớn. Bên cạnh lợi thế về cường độ bức xạ mặt trời và tổng số giờ nắng trong năm cao, sự phát triển rộng khắp của các khu công nghiệp, đặc biệt là xu hướng phát triển các khu công nghiệp xanh, công nghiệp bền vững cùng xu hướng gia tăng tỷ lệ sử dụng NLTT của các công ty là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu cũng như sự phát triển của ĐMTMN. Trong khi đó, chi phí đầu tư ĐMTMN ngày càng giảm, suất đầu tư trung bình hiện đã giảm khoảng 30-35% so với thời điểm năm 2019. Sự phổ biến của mô hình hợp tác PPA (Power Purchase Agreement) với sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư, nhà đầu tư lớn cũng giúp nhiều doanh nghiệp dễ tiếp cận ĐMTMN hơn khi không phải đầu tư và vận hành hệ thống.
Chia sẻ của ông Phạm Đăng An – Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group, Giám đốc VP Carbon Solutions – tại phiên họp
Việc phát triển các khu công nghiệp thông minh và bền vững, chú trọng các giải pháp tự động hóa, áp dụng quy trình sản xuất thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo… sẽ mang lại sự an toàn, đáng tin cậy, hiệu quả cho các doanh nghiệp, từ đó giúp khu công nghiệp thu hút doanh nghiệp lớn, đồng thời tuân thủ các quy định về môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Với các doanh nghiệp, ĐMTMN sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí năng lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này càng đặc biệt cần thiết trong bối cảnh nhiều thị trường quốc tế lớn đang tăng cường các quy định, cơ chế về giảm phát thải, bao gồm lượng phát thải gián tiếp từ điện năng tiêu thụ, như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU… Phát triển ĐMTMN tại các khu công nghiệp cũng giúp làm tăng nguồn cung điện tại chỗ, góp phần tăng năng lực cung ứng cho hệ thống điện địa phương và khu vực, rất hữu ích khi nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng và những thuận lợi đó, theo ông Phạm Đăng An, vẫn còn một số thách thức đối với ĐMTMN tại các khu công nghiệp, chẳng hạn như cơ sở pháp lý – do “khoảng trống” chính sách sau khi cơ chế mua bán điện của Quyết định 13/2020/QĐ-TTg hết hiệu lực, vấn đề chi phí đầu tư hệ thống và khả năng tiếp cận mô hình PPA của các doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Chính vì vậy, để có thể tận dụng các lợi ích của ĐMTMN, góp phần thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, rất cần cơ chế, chính sách phát triển ĐMTMN cho các nhà máy sản xuất, đặc biệt là trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, song song với việc khuyến khích phát triển ĐMTMN tại các hộ gia đình, trụ sở doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có chính sách, tạo điều kiện cho hình thức mua bán điện trực tiếp (PPA), không chỉ với các dự án NLTT tập trung quy mô lớn mà cả với các dự án vừa và nhỏ như ĐMTMN tại khu công nghiệp. Việc xây dựng chính sách ổn định và lâu dài về NLTT cũng sẽ giúp thu hút các quỹ đầu tư, nhà đầu tư tư nhân quốc tế để hợp tác phát triển các dự án NLTT tại Việt Nam.
Là nhà phát triển điện mặt trời chuyên nghiệp, doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu Việt Nam, Vũ Phong Energy Group đang được rất nhiều doanh nghiệp lớn tin tưởng lựa chọn để đồng hành trong hành trình xanh hóa sản xuất, phát triển bền vững với:
Bên cạnh đó, Vũ Phong Energy Group còn có công ty thành viên VP Carbon Solutions chuyên cung cấp các giải pháp nhằm đồng hành với doanh nghiệp giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả, hướng tới trung hòa carbon. Các dịch vụ chính của VP Carbon Solutions bao gồm: Đăng ký phát hành & giao dịch Chứng chỉ năng lượng tái tạo quốc tế I-REC; Tư vấn đăng ký Chứng chỉ giảm phát thải CERs (Certified Emission Reductions) và Tư vấn ESG cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp quan tâm đến các giải pháp năng lượng sạch vui lòng liên hệ Tổng đài 1800 7171 hoặc +84 9 1800 7171 hoặc qua email hello@vuphong.com để Vũ Phong Energy Group hỗ trợ nhanh nhất! |
Nguồn: Vũ Phong Energy Group