Có nên lo lắng trước việc Robot đã có thể giao tiếp với nhau?

Có nên lo lắng trước việc Robot đã có thể giao tiếp với nhau?

Một khi robot đã có thể giao tiếp, tương tác với nhau liệu chúng ta có nên lo lắng tới một tương lai mà ở đó con người không hiểu và kiểm soát được những gì robot đang giao tiếp?
Robot tương tác lẫn nhau

Mới đây, Viện Công nghệ Italy (IIT) đã tập trung phát triển ngôn ngữ giao tiếp giữa các robot trong một dự án chung của châu Âu mang tên An.Dy. Các nhà khoa học Italy đang thiết kế những robot có khả năng tương tác, phối hợp cùng thực hiện một công việc cụ thể.

Ông Daniele Pucci, người phụ trách khoa học của dự án, cho biết những thành công đầu tiên đã được ghi nhận trong một thí nghiệm, theo đó, 2 robot “dạng người” giúp nhau để đứng lên từ một chiếc ghế.

Mục đích chính của dự án là tạo ra được các thuật toán cho trí tuệ nhân tạo để các robot “dạng người” có thể phối hợp với nhau hoặc với con người khi thực hiện các công việc.

Điểm mấu chốt của dự án là các robot phải có khả năng trao đổi thông tin và nhiệm vụ của các nhà khoa học là xây dựng những phương trình cho trí tuệ nhằm điều khiển các cử động của robot.

Trước mắt, thông qua một hệ thống kết nối không dây, 2 robot mang tên iCub của IIT tham gia thí nghiệm đã trao đổi được thông tin về tư thế, tốc độ di chuyển, lực cần thiết để hỗ trợ nhau cử động.

Theo các nhà khoa học Italy, với tốc độ nghiên cứu như hiện nay, chỉ từ 1-2 năm tới, robot sẽ có khả năng đi mua bán thay cho con người; và từ 5 đến 10 năm tới, robot hoàn toàn có thể tự làm các công việc phức tạp hơn để hỗ trợ con người trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Liệu có vượt tầm kiểm soát?

Thành tựu kể trên cùng với những kết quả mà trí tuệ nhân tọa đạt được trong thời gian qua đều nhằm mục đích hướng tới xã hội tốt đẹp hơn, con người sống dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó cũng là con dao hai lưỡi.

Theo tỷ phú công nghệ Elon Musk, trí tuệ nhân tạo là một mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội, nên công nghệ này cần được kiểm soát. Vị tỷ phú điều hành Tesla tỏ ra khá lo ngại nếu AI được sử dụng như một thứ vũ khí tiếp tay cho con người chống lại nhau.

Không chỉ vậy, việc robot, trí tuệ nhân tạo vượt tầm kiểm soát đã từng xảy ra. Năm ngoái, các kỹ sư của Facebook đã phải ngắt kết nối hai robot trang bị trí tuệ nhân tạo tên là Bob và Alice sau khi chúng tự tạo ra một ngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau mà các nhà khoa học không thể giải mã nổi.

Sự cố này đã làm dấy lên mối lo ngại rằng các robot trang bị trí thông minh nhân tạo có thể đang tự phát triển theo con đường riêng và đến một lúc nào đó sẽ vượt tầm kiểm soát của con người. Nhiều người bày tỏ nỗi sợ hãi trên mạng xã hội rằng robot một ngày nào đó sẽ tự biết tư duy, giao tiếp với nhau và liên kết để lật đổ con người.

Câu chuyện của Bob và Alice không phải ví dụ đầu tiên về trí tuệ nhân tạo có hành vi sử dụng ngôn ngữ riêng thay vì dùng tiếng Anh như được lập trình. Robot trong phòng thí nghiệm OpenAI của Musk đã tự sáng tạo ngôn ngữ riêng, trong khi trí tuệ nhân tạo mà Google sử dụng cho chương trình dịch tự động cũng dùng những ngôn ngữ của riêng chúng trong quá trình dịch.

Mike Lewis, nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Facebook, cho biết Bob và Alice bị dừng hoạt động vì không đáp ứng mục tiêu tạo ra robot giao tiếp với con người. Lewis phủ nhận quan ngại máy tính bí mật lên kế hoạch lật đổ con người, chiếm lĩnh thế giới.

Chưa có đủ bằng chứng để tuyên bố sự thông minh không được lập trình của trí tuệ nhân tạo là mối đe dọa của con người. Nhưng hành vi này của máy tính cho thấy trong tương lai việc phát triển trí tuệ nhân tạo sẽ khó khăn hơn, bởi ngay trước mắt, con người không hiểu được ngôn ngữ riêng của robot dù chúng ta đã tạo ra chúng.

Trí tuệ nhân tạo là một trong những sản phẩm phi thường của nhân loại, nhưng cũng là “con dao hai lưỡi”. Người ta nói rằng, trí tuệ nhân tạo sẽ làm hại con người trong tương lai, nhưng tôi lại nghĩ, công nghệ có thể được áp dụng vào cả hai hướng tốt và xấu” – CEO của Facebook Mark Zuckerberg cho biết.

Nguồn enternews.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với