Công nghệ nào đáng xem nhất tại CES 2016

Triển lãm điện tử tiêu dùng sắp tới dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 9/1/2016 tại Mỹ. Hầu hết các hãng công nghệ trên thế giới đều mang những siêu phẩm mới đến sự kiện này. Nhưng ngoài điện thoại thông minh, tai nghe, vẫn còn rất nhiều công nghệ độc đáo khác đáng được chú ý.

ces2015_hero-1200-80_ncpm

Thông thường tại sự kiện này, các “tên tuổi lớn” trong ngành công nghệ thế giới sẽ giới thiệu ngay sản phẩm mới của mình. CES năm nay đang được nhiều trang công nghệ trên thế giới cho rằng sẽ có sự xuất hiện của chiếc Galaxy S7 từ Samsung hay LG là mẫu G Flex 3. Thế nhưng đứng sau tất cả những thiết bị cá nhân thông minh này là một loạt những cải tiến trong công nghệ, thay đổi cách sử dụng của người dùng.
Robot biết thể hiện cảm xúc
Robot này là một đồ chơi có thể nhận ra các hành vi của con người, từ đó phân tích ra được các cảm xúc của người đang giao tiếp với nó. Sau đó các hành vi và cảm xúc này có thể được thể hiện lại y hệt như một con người bình thường. Đây chính là một thành công của việc áp dụng Internet of Things (Internet vạn vật) vào đời sống.
a41f726b053314fc99300c_pfyf
Robot của Softbank
Các loại robot này trở thành sản phẩm cực kỳ được chú ý từ CES năm ngoái mặc dù khi đó chức năng duy nhất của các loại robot này khá giới hạn chỉ có một số chức năng nhất định. Tuy nhiên với khả năng học hỏi vô hạn của các máy chủ, các sản phẩm robot sẽ phục vụ tốt hơn trong đời sống. Đặc biệt với những người làm marketing hiện đại, robot có thể tiếp nhận các thông tin về sản phẩm, từ đó đưa ra cảm xúc của khách hàng khi tiếp xúc với sản phẩm.
Nhận dạng cử chỉ người dùng
Tại hội chợ 2015, các thiết bị đeo được đều làm hài lòng tất cả những người tham dự thì năm nay, các thiết bị này lại chỉ lo mục đích thu thập dữ liệu người dùng. Sản phẩm Logbar năm ngoái được người dùng yêu thích vì đây chỉ là một chiếc nhẫn bình thường nhưng có thể giao tiếp được với nhà thông minh.
logbar-ring_ahkb
Nhẫn Ring Zero của LogBar
Ngôi nhà sẽ nhận cử chỉ từ ngón tay người dùng để biết được chủ nhân của nó muốn gì. Ví dụ bật tắt TV bằng ngón tay hay bật máy pha cà phê. Tất cả đều không cần chạm vào thiết bị.CES năm nay cũng vậy, người dùng mong muốn một thiết bị thông minh thực sự thay vì một loạt các sản phẩm tương tự nhau hiện nay.
Màn hình dẻo
ces-2015-lg-g-flex-2-74370_vjey
GFlex vẫn là mẫu smartphone độc đáo hàng đầu của LG
Một chiếc màn hình có thể uốn cong, cuộn, gập lại đang là ý tưởng rất được nhiều người quan tâm. Cách đây vài năm, chiếc Samsung Galaxy Round và LG G Flex đã là tiên phong cho công nghệ này. Thế nhưng nhờ kiểu màn hình này mà các thiết bị thông minh có thể tích hợp vào một sản phẩm khác như quần áo hay kính mắt. Như vậy người dùng sẽ không còn phụ thuộc vào các thiết bị di động.
Thực tế ảo
Trong một phát biểu gần đây, cha đẻ của Facebook đã gọi: “Thực tế ảo là giai đoạn tiếp theo của tính toán”. Và thực tế đã chứng minh, công nghệ này đang dần trưởng thành qua các kỳ triển lãm CES hằng năm, ngày một hoàn thiện, đơn giản hơn. Tới nay, phần cứng thực tế ảo đã có giá hợp lý hơn với phần đông người dùng.
google-cardboard_qagk
 Kính thực tế ảo siêu rẻ của Google với giá khoảng 300.000 đồng hoạt động được với hầu hết các smartphone Android hiện nay
Bên cạnh đó các nội dung video 360 cũng đã nhiều hơn trước đây, mọi smartphone đều có thể làm thiết bị xem video 360. Kính của Google có giá siêu rẻ. Vậy là thực tế ảo đã được bình dân rất nhiều. Các nhà sản xuất nội dung đã có thể tạo ra các video quảng cáo 360 độ và người dùng sẽ có được trải nghiệm chân thực nhất với sản phẩm.

Theo BizLive

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị