Đâu là yếu tố tạo nên tương lai cho ngành thời trang?

Chúng ta đều biết rằng công nghệ hiện đại đang và sẽ tiếp tục trở thành động lực phát triển của nhiều lĩnh vực, còn với thời trang thì sao?

dau-la-yeu-to-tao-nen-tuong-lai-cho-nganh-thoi-trang- (1)

Tham vọng chinh phục lãnh địa thời trang của các hãng công nghệ số xuất hiện cách đây hơn ba năm, từ khi Google chính thức giới thiệu cặp kính thông minh Google Glass tại buổi biểu diễn của Diane Von Furstenberg trong Tuần lễ thời trang New York (tháng 9/2012), tạo được nhiều tiếng vang và dự đoán về xu hướng công nghệ trong thời trang tương lai.

Tiếp đó, Apple nhận ra điện thoại thông minh cũng có thể là phụ kiện thời trang dành cho nhiều người. Vì vậy, hãng này nhanh chóng xâm nhập vào thế giới thời trang bằng việc hợp tác với Burberry để chụp những bức ảnh trong buổi trình diễn bộ sưu tập Xuân-Hè 2014 bằng iPhone 5s.

Không dừng lại ở đó, cũng trong năm 2014, Apple còn giới thiệu đồng hồ thông minh iWatch và không ngần ngại công bố kế hoạch lấn sân thời trang của mình khi tổ chức bữa tiệc với các nhân vật thời trang chủ chốt cũng như hợp tác với các tạp chí thời trang hàng đầu.

Thế nhưng, xem ra giới tiêu dùng chưa mặn mà với những thiết bị thông minh ấy. Google Glass mặc dù đã được nhà sản xuất cố gắng tiếp thị rộng khắp nhưng chỉ tồn tại được hơn một năm tại trang shopping online Net-a-Porter.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh iWatch, đa số người mua loại đồng hồ này là nam giới yêu thích công nghệ, trong khi đối tượng chính là phụ nữ đam mê thời trang lại tỏ ra thờơ. Nguyên nhân có lẽ là nhiều người tiêu dùng chưa coi thiết bị công nghệ cũng chính là thời trang.

Mặt khác, những thiết bị mới có kiểu dáng không mấy bắt mắt, chưa có khả năng khiến những tín đồ thời trang phải mê mẩn. Quả như nhiều người dự báo, cả Google và Apple đều bị thất bại ngay sau khi họ công bố tham vọng của mình.

Vậy tương lai của thời trang phụ thuộc vào yếu tố nào nếu những smart watch hay smart glass không tạo được sức thuyết phục giới tiêu dùng? Câu trả lời xem ra khá đơn giản: Hãy quay về với thứ cơ bản nhất của ngành may mặc: Vải vóc!

dau-la-yeu-to-tao-nen-tuong-lai-cho-nganh-thoi-trang- (2)

Đã có khá nhiều hãng thời trang đầu tư đưa công nghệ mới vào việc tạo ra những loại vải khác biệt, chẳng hạn vải không nhăn, vải thấm và hút nước nhanh hoặc lông thú nhân tạo giống lông thú thật đến 99%…

Cao cấp hơn, thương hiệu Ralph Lauren còn tung ra thị trường loại áo dành cho người chơi tennis có thể đo nhịp tim, nhịp thở và áp lực khi tập hay thi đấu. Chủ nhân chỉ cần mặc vào là chiếc áo tự làm việc mà không cần phải kết nối với bất kỳ thiết bị thông minh nào khác. Tiếc rằng, theo nhận định của Ralph Lauren, không có nhiều người hiểu biết cách sử dụng công nghệ quá hiện đại như thế.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) lại sáng chế ra bộ đồ ôm dành cho các vận động viên, được xem là “bộ da thứ hai” vì bề mặt của áo trông giống vảy rắn. Khi cơ thể người mặc nóng lên và mồ hôi đổ ra, những tấm vảy lập tức biến dạng và tạo ra những lỗ hổng bề mặt nhằm giúp cho mồ hôi bay đi nhanh hơn, giúp người mặc cảm thấy thoải mái hơn so với việc sử dụng những bộ đồ thể thao thông thường.

Thương hiệu cung cấp vải dập pli Issey Miyake còn tạo ra một loại vải có kết cấu đặc biệt khiến cho bề mặt biến thành những nếp gấp origami khi được ủi bằng hơi nước. Hấp dẫn hơn, loại vải này hoàn toàn không bị biến dạng bởi áp lực khi người mặc ngồi hoặc nằm và không cần ủi cho phẳng.

dau-la-yeu-to-tao-nen-tuong-lai-cho-nganh-thoi-trang-

Sự can thiệp của công nghệ vào thời trang sẽ còn tiếp tục, nhưng có lẽ chỉ những nhà sản xuất ra các loại vải vóc thông minh mới tìm được con đường đúng để đi đến thành công trong tương lai.

Theo Cafebiz.vn

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị