Intel Việt Nam không chỉ biết bán chíp

Quả là một năm 2015 đầy sôi nổi của Intel Việt Nam, như lời ông Trần Đức Trung, Tổng giám đốc Intel Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp gỡ báo chí đầu năm 2016 do Intel Việt Nam tổ chức tại TP.HCM chiều ngày 2-3-2016.

160302-intel-gapgo-baochi-45_resize-650x366

Ông Trần Đức Trung, Tổng giám đốc Intel Việt Nam

Có thể nói rằng Intel không chỉ đơn thuần là một nhà sản xuất chip xử lý số 1 thế giới cũng như là một nhà tiên phong trong việc phát triển các công nghệ và chuẩn mực công nghệ cho thế giới, Intel là một công ty toàn cầu hoạt động trong ngành công nghệ. Với Intel bây giờ không chỉ có chip máy tính, cho dù doanh thu về các sản phẩm máy tính hiện nay vẫn chiếm tới 60% trong tổng doanh thu hàng năm của Intel. Intel còn sản xuất chip các các thiết bị di động, chip cho các thiết bị nền tảng Internet của vạn vật (Internet of Things, IoT). Và Intel bây giờ cũng không chỉ có sản xuất chip, họ còn đẩy mạnh phát triển công nghệ và xây dựng các giải pháp. Tất cả dĩ nhiên dựa trên nền tảng Intel và nhằm xây dựng một hệ sinh thái Intel.

Riêng với Intel Việt Nam, trong năm qua, họ đã xông xáo làm sôi động cuộc sống công nghệ trên cả nước với hàng loạt dự án, chương trình lớn cả về kinh doanh lẫn xã hội. Cùng kẻ hô người ứng thành cặp bài trùng với nhà máy Intel Việt Nam, Intel Việt Nam đã có nhiều hoạt động vì cộng đồng và ươm mầm tài năng hiệu quả và gây được dấu ấn Intel.

TỪ KHỞI NGHIỆP ONLINE TỚI IOT

Nổi bật trong năm 2015 là dự án khởi nghiệp thành công cùng Intel giúp tạo thành phong trào và nâng đỡ các dự án mới lập nghiệp. Mục tiêu của hoạt động này là đồng hành cùng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ – chủ yếu là tự phát – ở Việt Nam, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và kinh doanh online một cách dễ dàng và hiệu quả.

Bên cạnh đó là những nỗ lực góp phần hình thành nền tảng IoT ở Việt Nam phục vụ sản xuất và cuộc sống. Năm 2015, Intel đã tổ chức Hội nghị quốc gia về IoT lần đầu tiên để đưa ra những giải pháp thiết thực cho việc ứng dụng nền tảng mới này ở Việt Nam. Bắt đầu triển khai từ tháng 4-2015 với những đối tác chủ yếu là mới, hiện nay Intel đã góp phần trong việc hình thành được những dự án IoT điển hình như quản lý vận tải (với Bộ Giao thông – Vận tải), thành phố thông minh (với chính quyền Đà Nẵng), trang trại thông minh (với Công ty Cầu Đất Farm),… Ông Trần Đức Trung báo tin vui là vào tháng 1-2016, Microsoft cũng đã tham gia liên minh IoT với Intel. Ông nói rằng Intel Việt Nam xác định đưa IoT vào Việt Nam càng sớm càng tốt. Vì đây là cơ hội mà 10 năm hay 15 năm mới có một lần. IoT là một trào lưu mới về công nghệ trên thế giới, và Việt Nam hoàn toàn có thể đóng góp một cách tích cực và có ý nghĩa vào trào lưu này cho đất nước mình và cho cả thế giới. Intel có thể đem đến tới 70% các giải pháp và công nghệ về IoT. Các đối tác Việt Nam chỉ việc đóng góp 30% còn lại để hoàn thiện IoT. Ngoài ra, IoT còn là phương tiện để tăng cường năng lực cạnh tranh của chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam, cũng như nâng cao đời sống của người dân với chi phí rất rẻ. Bây giờ, chỉ cần 10 tới 20 USD là đã có một con chip cho thiết bị hay hệ thống IoT.

160302-intel-gapgo-baochi-41_resize-650x366

Robot được trang bị module Intel Galileo trong dự án IoT tại nông trại thông minh Cầu Đất Farm. Hai bạn bên phải là những kỹ sư trẻ trong nhóm chế tạo robot này và đang điều hành hệ thống IoT của nông trại

Intel Việt Nam cũng góp sức hình thành nền thể thao điện tử e-sports ở Việt Nam như một loại hình giải trí công nghệ hấp dẫn, sôi động mà vẫn lành mạnh, với đỉnh cao là Giải đấu Intel Championship Series B, đi song song với việc phát triển mô hình kinh doanh game online mới.

 

TỪ 5.000 CHIẾC TABLET VỌT LÊN 100.000 CHIẾC

160302-intel-gapgo-baochi-06_resize-650x366

Trong hoạt động kinh doanh, việc phát triển các đối tác nội địa mới và hỗ trợ các đối tác ra mắt các sản phẩm mới mang thương hiệu Việt Nam đã giúp tăng vọt số lượng sản phẩm bán ra. Chẳng hạn, theo ông Trần Đức Trung, các thương hiệu Việt trong năm 2015 đã bán được 100.000 chiếc tablet (so với chỉ 5.000 chiếc trong năm 2014). Đặc biệt sự chuyển biến mang tính đột phá này chỉ diễn ra sau khi Intel ra mắt chip di động Intel Atom x3 SoFIA vào tháng 8-2015. Và chỉ trong 4 tháng, Intel Việt Nam và các đối tác trong nước đã làm nên bước tăng trưởng nhảy vọt của tablet thương hiệu Việt. Bắt đầu triển khai từ tháng 11-2015, tới nay 100% taxi của hãng Vinasun đã được trang bị tablet KingCom dùng chíp Intel. Toàn bộ Taxi Group ở Hà Nội giờ cũng có tablet loại này.

Ông Trần Đức Trung nhấn mạnh rằng năm 2015, Intel Việt Nam đã có những hoạt động sôi nổi chưa từng có trước đây. Kết quả thật ấn tượng. Và càng đáng giá hơn nữa khi Intel đã huy động được sức mạnh tổng hợp từ việc liên kết với các đối tác và có được sự ủng hộ từ phía chính quyền sở tại. Số lượng đối tác nội địa (local) của Intel Việt Nam ngày càng đông đảo và rộng rãi hơn.

 

NHỮNG CON CHIP INTEL CÓ IN CHỮ “VIỆT NAM”

160302-intel-gapgo-baochi-49_resize-650x366

Bà Hồ Uyên, Giám đốc Đối ngoại Nhà máy Intel Việt Nam, (bìa phải)

Trước sự quan tâm của báo giới về hoạt động của Nhà máy Intel Việt Nam, nhà máy lắp ráp và kiểm định (assembly and test) chip Intel lớn nhất thế giới, bà Hồ Uyên, Giám đốc Đối ngoại Nhà máy Intel Việt Nam, cho biết: nhà máy đã có những bước phát triển ngoạn mục, gây được niềm tin và dấu ấn với cả Tập đoàn Intel. Bắt đầu vận hành từ giữa năm 2010 với việc lắp ráp và kiểm định chipset (trung tâm điều khiển nền tảng Platform Controller Hub, PCH), tới nửa đầu năm 2014, nhà máy đã được tập đoàn tin tưởng giao cho lắp ráp và kiểm định chip xử lý Atom SoC (hệ thống trên một con chip, System on Chip). Vào nửa cuối của năm 2014, bắt đầu lắp ráp và kiểm định chip CPU với dòng Intel Core. Trong năm 2015, nhà máy Intel Việt Nam đảm trách thêm việc sản xuất các chip và sản phẩm đóng gói chi phí thấp (Low Cost Packaging, LCP) như chip SoFIA LTE, chip Atom x3 SoFIA, sản phẩm kết nối Thunderbolt,… Các sản phẩm của nhà máy Intel Việt Nam được xuất đi khắp thế giới và được ghi rõ xuất xứ “Vietnam”. Và hơn 80% số lượng chip bán dẫn cho máy tính trên thế giới được sản xuất tại Việt Nam. Từ năm 2008 tới nay, nhà máy Interl Việt Nam đã chi hơn 22 triệu USD cho các hoạt động giáo dục của Việt Nam, như tập huấn CNTT cho giáo viên, trao học bổng cho sinh viên, đưa sinh viên du học Mỹ,…

160302-intel-gapgo-baochi-52_resize-650x252

 

NHỮNG XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ 2016

160302-intel-gapgo-baochi-38_resize-650x366

PC mới với kích thước thu nhỏ: Intel Compute Stick và NUC.

Tại cuộc gặp gỡ báo chí đầu năm 2016 này, Intel Việt Nam cũng giới thiệu khái quát về tầm nhìn và định hướng của Intel trong năm 2016. Intel cho rằng năm 2016, sự kết nối ở khắp nơi sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu trong đời sống con người. Những xu hướng chủ đạo sẽ bao gồm nhu cầu về các thiết bị điện toán có kích thước thu nhỏ (như Compute Stick, NUC,…) nhưng được trang bị những tính năng mới mạnh mẽ, giao diện cảm biến mới sẽ làm thay đổi cách con người giao tiếp với máy tính, sự thay đổi theo từng ngày của các linh kiện của các thiết bị thông minh, tốc độ phát triển nhanh chóng của dữ liệu lớn (big data) và điện toán đám mây (cloud). Bây giờ cũng đã bắt đầu vào thời đại của IoT, mà theo Intel, châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản sẽ là những thị trường tốt nhất của IoT. Intel đang bắt tay vào việc chuẩn hóa phương cách giao tiếp giữa các thiết bị IoT với nhau. Và Intel tuyên bố là mình đã sẵn sàng cho những xu hướng công nghệ mới này.

 

INTEL VIỆT NAM TỚI NĂM 2019: NHỮNG NỖ LỰC KẾT HỢP CHIP VÀ GIẢI PHÁP

160302-intel-gapgo-baochi-44_resize-650x366

Riêng với Intel Việt Nam trong năm 2016 và với tầm nhìn tới năm 2019, theo ông Trần Đức Trung, họ sẽ tiếp tục phát huy những hoạt động sơ khởi đã được đặt nền móng và thành công trong năm 2015. Intel sẽ mở rộng và đồng hành chặt chẽ và hiệu quả hơn với các đối tác trong nước, tạo thành một lực lượng toàn diện khi kết hợp với các đối tác đa quốc gia truyền thống của Intel.

Tầm nhìn và mục tiêu của Intel Việt Nam đến năm 2019 là xây dựng mình thành một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trên thị trường điện toán ở Việt Nam. Intel sẽ dựa trên 3 cột trụ là tăng cường sự thâm nhập của PC vào mọi lĩnh vực cuộc sống, tăng tốc tăng trưởng nhanh hơn thông qua các đối tác trong nước, và đẩy mạnh sự kết hợp của sản phẩm mới và giải pháp mới.

Đặc biệt, không chỉ bán chip và thiết bị, Intel Việt Nam sẽ phát triển những giải pháp cùng với các đối tác của mình. Tôi đã chia sẻ với anh Trần Đức Trung, Tổng giám đốc, và anh Phạm An Dương, Giám đốc Tiếp thị Intel Việt Nam rằng: chip là hữu hạn – có thể tới lúc bão hòa, còn giải pháp là vô tận. Tôi có ý nghĩ vui: người ta không chỉ bán rượu vang mà còn phải bán cả ly uống rượu vang và tiến tới tạo ra những nhu cầu để uống rượu vang.

Theo mediaonlinevn.com

 

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị