IoT, một thời chỉ đơn thuần là ý tưởng, đã có bước nhảy vọt từ khái niệm thành thực tiễn. Quả thật vậy, thứ mà vốn bị coi là thuần ý tưởng đột nhiên trở thành thứ mà chúng ta coi nhiễm nhiên phải tồn tại. Tất cả nhờ vào điện toán nhận thức.
Mô hình tất cả thiết bị “thông minh” được kết nối với nhau nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu cho cuộc sống – Ảnh: Forbes |
IoT tạo ra “núi rác” thông tin
Internet vạn vật (IoT) là nền tảng để kết nối các thiết bị dùng wifi với nhau. Các thiết bị này sẽ tương tác trực tiếp với nhau trước khi đưa ra giải pháp cuối cùng cho từng vấn đề. Nói tóm lại, IoT là nền tảng giúp biến thông tin thành hành động cụ thể.
Trong tương lai tất cả thiết bị trong nhà của bạn đều sẽ là thông minh: điện thoại thông minh, máy pha café thông minh, máy giặt thông minh… Mở rộng rộng ra, có thể là xi măng thông minh, máy bay thông minh, dàn khoan dầu thông minh rồi thành phố thông minh…
Ngày nay khoảng 90% dữ liệu được thu thập bởi các cảm ứng bị mất hoặc lãng phí bởi rất nhiều lý do: thiếu băng thông rộng, an ninh, quyền riêng tư… Ngoài ra, còn phải kể đến rất nhiều dữ liệu phi cấu trúc từ các trang web cho tới mạng xã hội. Nhờ Điện toán nhận thức, thân chủ có thể kết nối tất cả những dữ liệu này, từ đó hiểu vấn đề sâu sắc hơn và tìm thấy giá trị cốt lõi.
Mục đích chính của IoT là giúp kết nói con người gần hơn với thế giới vật chất bằng cách chia sẻ thông tin từ mọi thứ thiết bị xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, nếu không có Điện toán nhận thức, lượng thông tin này sẽ trở nên vô dụng vì quá nhiều và rắc rối. Chính vì vậy, Điện toán nhận thức là chìa khóa cần thiết để biết rõ giá trị thật sự của IoT.
Điện toán nhận thức biến “rác” thành sản phẩm
Một khi Điện toán nhận thức được áp dụng vào IoT, chúng ta sẽ có khái niệm IoT nhận thức, trong đó trí khôn được truyền vào thế giới vật chất và ngược lại, trí khôn học hỏi từ thế giới vật chất.
So với máy tính thông thường và thậm chí cả trí khôn nhân tạo, Điện toán nhận thức tự học thông qua giao tiếp với con người và môi trường. Điều này giúp Điện toán nhận thức có thể giải quyết khối lượng thông tin khổng lồ, đa dạng và không đoán trước được do IoT tạo ra.
Trong kỷ nguyên IoT nhận thức, không thiết bị nào là một hòn đảo đơn độc. Và IoT nhận thức giúp tăng cường tương tác với con người, mở rộng chuyên môn hóa, đưa “nhận thức” vào sản phẩm và dịch vụ, giúp quá trình điều hành và sản xuất có “nhận thức” và cho phép tăng khả năng khám phá.
Hệ thống nhận thức có khả năng nhận biết 80% dữ liệu mà những chuyên gia máy tính gọi là “phi cấu trúc”. Nói một cách khác hơn, nó sẽ mô tả được thế giới mà trước đây vốn vẫn “vô hình”, cho phép người dùng có cái nhìn thấu đáo hơn và am hiểu hơn trước khi đưa ra quyết định.
Vào thời điểm hiện tại, CBR Online cho biết thế giới có 9 tỉ thiết bị kết nối, tạo ra một triệu tỉ dữ liệu mới mỗi ngày. Theo các nhà phân tích, thị trường xử lý thông tin này sẽ đạt giá trị 1,7 một nghìn tỉ USD vào năm 2020 và tăng lên đến 11 triệu tỉ USD năm năm sau đó.
Công ty phân tích Gartner ước tính vào năm 2020 sẽ có khoảng 26 tỉ thiết bị có thể kết nối mạng. Vài báo cáo khác, ước tính con số có thể lên đến 100 tỉ thiết bị. Điều này cho thấy việc tiến tới IoT là xu hướng tất yếu.
Chính vì lý do đó, hãng IBM đã thành lập trụ sở Watson IoT tại Munich, Đức nhằm tạo môi trường để các đối tác kết hợp với nhau nhằm tăng sức mạnh của Điện toán nhận thức với mục đích phục vụ cho IoT. Theo đánh giá chung, trụ sở này “nằm giữa thế giới” và kết nối “đông – tây”.
IBM thành lập nền toàn cầu mang tên Đám mây Watson IoT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp và nhà phát triển chuyên về IoT.
*************
Chính nhờ những ứng dụng ngày càng lớn vào cuộc sống, Máy tính nhân tạo được đánh giá là một trong những nơi hái ra tiền và là tương lai của doanh nghiệp toàn cầu.
Kỳ 4: Doanh nghiệp nhận thức
Theo Tuổi Trẻ