Làm gì để bắt kịp “chuyến tàu siêu tốc” của cuộc cách mạng số?

Đây là cách so sánh hình ảnh của PGS.TS Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT khi nhắc đến những cơ hội mà Việt Nam cần nắm bắt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xin được trích đăng phần chia sẻ này của ông. Tiêu đề do tòa soạn đặt lại.

monitor_cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-dang-thay-doi-the-gioi-nhu-the-nao

… Giờ đây, cả thế giới và Việt Nam đang ở trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang tên Cách mạng số – cuộc cách mạng sẽ biến đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo cách hoàn toàn mới. Động lực của cuộc cách mạng này là khoa học – công nghệ mà trung tâm là công nghệ thông tin. Hiện nay công nghệ Internet Vạn vật (IoT) và S.M.A.C không chỉ giúp con người giao tiếp với con người, mà còn là con người giao tiếp với máy, con người giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau.

Với quy mô và độ sâu rất rõ, cuộc cách mạng này đang chạm vào tất cả khía cạnh của đời sống, công việc, giao tiếp làm thay đổi hệ thống. Các hệ thống cũ được thay thế bằng hệ thống mới, doanh nghiệp cũ được thay thế bằng doanh nghiệp mới, giáo dục – đào tạo được thay thế bằng phương thức mới. Và tất cả mới chỉ bắt đầu được 3 năm. 3 năm nhưng là một sự thay đổi “nghiêng trời lở đất”. Những khái niệm rất cơ bản như là thị trường sẽ được thay thế bằng khái niệm mỗi một người mua hàng. Nền kinh tế cũ sẽ được thay thế bằng nền kinh tế mới để phục vụ cho mỗi một cá thể mua hàng theo sở thích của họ…

Thông thường những sự thay đổi như vậy sẽ sắp xếp lại trật tự thế giới. Và trong bối cảnh đó thì đây là cơ hội của Việt Nam.
Việt Nam cũng đang có sự khởi đầu thuận lợi trong cuộc cách mạng này. Theo khảo sát mới đây của Trường Kinh doanh thuộc Đại học Harvard (Mỹ), Việt Nam thuộc nhóm quốc gia “Đột phá” (gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Việt Nam và Philippines), đang cải thiện mức độ sẵn sàng số của mình nhanh chóng.

Bên cạnh đó, Việt Nam có dân số đứng thứ 14 trên thế giới và đang ở độ tuổi vàng. Khoảng thời gian cơ hội còn lại cho chúng ta là 15 năm, khi dân số vẫn đang ở độ tuổi dân số vàng. Trong 15 năm đó, chúng ta cần những thế hệ, những người chủ tương lai mới của đất nước. Năm nay họ đang ở độ tuổi 20 thì 15 năm sau họ sẽ ở độ tuổi “chín”, là trụ cột cho tương ai đất nước. Chúng ta đang mong muốn rằng họ là những người đi tiên phong trong cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra. Đây là thách thức vô cùng lớn, nếu chúng ta không bắt được cơ hội này thì Việt Nam có thể sẽ già rồi mà vẫn chưa giàu, già rồi mà vẫn còn chưa ngẩng đầu lên được.

Cuộc cách mạng này là cơ hội, đúng vào thời điểm Việt Nam đang có đầy đủ điều kiện tiên quyết để làm những điều đó. Nguyễn Hà Đông là một trong những bạn trẻ Việt Nam nhưng đã có vị thế trên thị trường game thế giới. Và còn rất nhiều bạn trẻ khác đang vươn lên. Tôi tin thế hệ trẻ ngày nay sẽ vượt qua thế hệ trước, bởi như thế đất nước mình mới có tương lai rộng mở.

Trong cuộc cách mạng số, mọi tổ chức, doanh nghiệp sẽ trở thành tổ chức số, doanh nghiệp số; mọi lãnh đạo trở thành lãnh đạo số, ngân sách trở thành ngân sách số, mỗi công dân đều có thể trở thành một doanh nghiệp số. Có như vậy, Việt Nam – một nước đi sau – mới có thể bắt kịp chuyến tàu siêu tốc của cuộc cách mạng số.

FPT bước vào cuộc cách mạng này bằng nguồn cảm hứng, bằng sự đam mê chứ không phải vì nỗi sợ. Ngày hôm nay, chúng tôi đã có nội lực để nói chuyện bình đẳng với các tập đoàn trên thế giới về những gì mình đã và đang làm. Trong cuộc cách mạng này, chúng ta đang cùng một vạch đích với nhiều tập đoàn, với nhiều quốc gia trên toàn cầu.

Tôi đã gặp Bill Ruh, người đang dẫn dắt cuộc thay đổi cách mạng tại GE, từ tập đoàn công nghiệp hàng đầu với lịch sử 120 năm, chuyển sang tập đoàn công nghiệp internet với nền tảng Predix. Và FPT đã trở thành đối tác khu vực trong lĩnh vực Industrial Internet (thuật ngữ riêng của GE về Industrial IoT – IIoT).

Chúng ta đang đứng trước “cơn bão IoT”, nếu không theo kịp, sẽ bị nó cuốn đi. FPT cũng không nằm ngoài sự chuyển đổi mạnh mẽ ấy. Hiện chúng tôi đang nghiên cứu một số giải pháp về IoT như thành phố thông minh (smart city); giao thông thông minh (các hệ thống quản lý cơ bản như hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông, hệ thống quản lý container, bảng hiệu thông báo, nhận dạng biển số tự động…); trung tâm điều khiển thiết bị gia đình (smart home), xây dựng nền tảng cung cấp các dịch vụ giải pháp cho IoT… Đặc biệt, hiện nay FPT đang bắt đầu triển khai các dự án IoT trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

 

Theo NSS

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị