Masayoshi Son, người sáng lập tập đoàn viễn thông SoftBank (Nhật Bản), đã khiến cả thế giới kinh doanh phải bàn tán sau bài phát biểu của ông tại Tổ chức Appeal of Conscience Foundation.
Son đã đưa ra một số luận điểm chính: đầu tiên, điểm kỳ dị công nghệ (singularity point), khi mà trí thông minh nhân tạo vượt xa con người, sẽ thay thế rất nhiều công việc. Từ đó, số lượng robot có tri giác trên trái đất sẽ bằng với với dân số thế giới.
Son nói thêm: “Hiện tại lực lượng lao động của loài người chúng ta được chia làm 2 nhóm là những nhân viên văn phòng cổ áo trắng (white collar) và những người công nhân cổ áo xanh (blue collar). Tôi cho rằng một nhóm mới sẽ xuất hiệt: đó là nhóm cổ áo kim loại (metal collar). Nhóm này sẽ không chỉ thay thế hầu hết các công việc cổ áo xanh mà còn làm thay đổi nhiều công việc của nhóm cổ áo trắng. Khi những con robot trở nên như vậy thông minh và có thể di chuyển linh hoạt hơn, sẽ đến lúc phải hỏi xem nên định nghĩa công việc của loài người là gì? Chúng ta sẽ làm gì nếu những con robot này thay thế nhiều công việc của mình? Giá trị của cuộc sống của chúng ta là gì? Chúng ta phải suy nghĩ một lần nữa, thật sâu sắc”.
Về trí thông minh nhân tạo, Son cho biết: “Tôi dự đoán 30 năm nữa, số lượng robot thông minh trên trái đất này sẽ đạt 10 tỷ, và đến thời điểm đó dân số thế giới sẽ vào khoảng 10 tỷ người, vì thế chúng ta sẽ có 10 tỷ con người và 10 tỷ robot thông minh. Đó sẽ là lần đầu tiên trên trái đất này chúng ta sống cùng với 10 tỷ robot”.
Tất cả các ngành công nghiệp mà loài người đã tạo ra, thậm chí cả nông nghiệp, cũng sẽ được định hình lại. Bởi vì các công cụ mà chúng ta tạo ra trong quá khứ đều không thông minh bằng bộ não con người, còn bây giờ các công cụ mới đã trở nên thông minh hơn chính con người chúng ta. Định nghĩa về mọi ngành công nghiệp sẽ được xác định lại”.
Tại sao điều này quan trọng?
SoftBank đã có hàng loạt thương vụ đầu tư tỷ đô vào lĩnh vực công nghệ từ quỹ Vision Fund trị giá 93 tỷ USD của mình. Nhưng nhiều người trong ngành đã đặt câu hỏi: ông Son đang cố gắng làm gì?
Trong bài phát biểu, ông Sơn nói rằng thời đại của trí thông minh nhân tạo và robot sẽ sớm đến: “Niềm tin và tầm nhìn của tôi về việc đầu tư này là gì? Tôi chỉ có một niềm tin duy nhất – điểm kỳ dị công nghệ”. Softbank và Vision Fund đã đầu tư hàng tỷ USD vào lĩnh vực dịch vụ gọi xe, và đang được xem là một trong những lá cờ đầu của làn sóng công nghệ xe tự lái.
Ông Son không phải là nhà lãnh đạo duy nhất trong giới công nghệ duy nhất bị ám ảnh với khái niệm singularity. Một tỷ phú khác là Elon Musk đã cảnh báo rằng đó là “mối đe dọa lớn nhất” đối với sự sống còn của con người.
Nguồn nhipcaudautu.vn