Năm lý do khiến các nhà sản xuất triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo

- in Trí thông minh nhân tạo (AI)

Năm lý do khiến các nhà sản xuất triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Ra đời từ những năm 1950, trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – AI) chính là năng lực của một cỗ máy trong việc bắt chước hành vi thông minh của con người như giải quyết vấn đề, luận giải, học tập và tự sửa sai. AI đã chứng tỏ được khả năng chuyển hóa các chức năng trong chuỗi giá trị (Vận hành nhà máy, kỹ thuật, mua sắm, đấu thầu, chuỗi cung ứng).

Dưới đây là năm lý do khiến các nhà sản xuất đang rất hào hứng với những lợi ích mà AI mang lại:

1. Nâng cao năng suất làm việc và kiểm soát chất lượng

Trong môi trường nhà máy tương lai, thiết bị được tự động hóa sẽ có thể đưa ra những quyết định thông minh một cách hoàn toàn tự động.

Ví dụ, AI có thể theo dõi số lượng, mức độ sử dụng, thời gian chu trình, thời gian chuẩn bị, các lỗi sai sót và gián đoạn hoạt động để tối ưu hóa quá trình sản xuất, qua đó nâng cao năng suất làm việc. AI còn có thể phát hiện các vấn đề về chất lượng từ sớm hơn trong quá trình sản xuất, như công nghệ nhận dạng hình ảnh có thể phát hiện những tính năng sản phẩm bị khuyết tật hoặc sai sót và cảnh báo nhà quản lý sản xuất.

Một báo cáo mới đây của Accenture dự đoán rằng, AI có thể là giải pháp giúp khôi phục lại tăng trưởng lợi nhuận đang trên đà sụt giảm của các doanh nghiệp tại Singapore. Những doanh nghiệp đã ứng dụng AI thành công tại Singapore có thể tạo ra tổng giá trị tích lũy (GVA) lên tới 215 tỷ USD tính đến năm 2035.

2. Hình thành nên những vai trò chiến lược và bổ sung giá trị

Trong tương lai không xa, các cỗ máy thông minh có thể làm việc liên tục không biết mệt và thay thế cho con người trong việc thực hiện những công việc giản đơn và có bản chất lặp đi lặp lại, điều đó sẽ giải phóng thời gian để con người đảm nhiệm những công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn. Vai trò của người lao động sẽ thay đổi từ người công nhân thực hiện công việc trở thành một người giám sát.

Con người sẽ có nhiều thời gian hơn để thực hiện những tác vụ đem lại giá trị gia tăng đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phản biện và tính sáng tạo – những kỹ năng mà máy móc không thể bắt chước được. Khi được thực hiện một cách đúng đắn, con người sẽ cùng làm việc với AI để đạt được nhiều kết quả vượt trội mà nếu hoặc chỉ con người hoặc chỉ máy móc sẽ không thể đạt được.

3. Nâng cao mức độ an toàn trong môi trường làm việc

Một số công ty, bao gồm cả Cisco và Microsoft, đang tìm hiểu công nghệ AI dựa trên nền tảng điện toán đám mây để cải thiện mức độ an toàn trong môi trường làm việc bằng cách sử dụng các tính năng điện toán biết nhận thức thông qua khai thác một hệ thống các camera, phần mềm và thiết bị kết nối mạng, bao gồm cả điện thoại thông minh, để phối hợp hoạt động với nhau theo thời gian thực. Hệ thống có thể gửi cảnh báo đến người lao động đã được đào tạo ở gần nhất để họ đưa ra hành động cần thiết.

Trong tương lai, những ki-ốt được máy móc hỗ trợ sẽ phát hiện trường hợp một người đi vào một địa điểm có phải là một nhân viên hay không và quyết định mức độ tiếp cận địa điểm của người đó. Hệ thống cũng sẽ đánh giá xem người đó có tuân thủ các quy định về an toàn không. Trong trường hợp khủng hoảng, hệ thống AI có thể kích hoạt một quy trình đối phó khẩn cấp, cảnh báo các nhân viên cứu hộ, hay thực hiện việc sơ tán,…

4. Bảo trì mang tính dự báo

Việc thường xuyên đảm bảo các thiết bị đang hoạt động luôn ở tình trạng tốt nhất thông qua quá trình bảo trì sửa chữa định kỳ hiện đang được nâng lên một tầm cao mới nhờ công nghệ AI. Sức mạnh của AI trong việc xử lý dữ liệu không chỉ loại bỏ được những việc mang tính “phán đoán” mà còn liên kết phần mềm máy học với các cảm biến trong dây chuyền sản xuất để đo lường mức độ hao mòn phụ tùng theo thời gian thực và cảnh báo cho người dùng khi thông số sai lệch lớn hơn mức độ cho phép. Điều đó giúp người dùng lập kế hoạch từ trước cho việc thay thế một phụ tùng bị hao mòn hoặc xem xét các giải pháp thay thế. Nhờ đó các nhà máy có thể tránh được những sự cố bất ngờ và đảm bảo rằng các cỗ máy luôn được tối ưu hóa toàn diện.

Ngoài ra, các hệ thống lưu trữ và cơ sở dữ liệu dựa trên nền tảng điện toán đám mây cho phép lưu trữ và phân tích dữ liệu dài hạn về năng suất làm việc của máy móc nhằm phục vụ công tác bảo trì trong tương lai.

5. Các chuỗi cung ứng thông minh hơn

Được kết hợp với công nghệ phân tích dữ liệu, AI có sức mạnh để giúp các nhà sản xuất tiên lượng trước về những biến số và bất ổn của mạng lưới chuỗi cung ứng đồng thời cho phép thực hiện các hành động giảm thiểu rủi ro một cách chủ động. AI – thông qua công nghệ máy học – cho phép người dùng có được thông tin chuyên sâu bằng cách dựa vào các thuật toán để xác định những bộ phận dễ gặp rủi ro trong chuỗi cung ứng. Ví dụ như, dự đoán về cấp độ hàng tồn kho bị thiếu, hiệu quả thấp của nhà cung cấp, dự báo nhu cầu manh mún, lập kế hoạch sản xuất bị đình trệ, quản lý vận tải yếu kém,…

Mặt khác, những kiến thức và thông tin mới như vậy từ công nghệ máy học còn có thể được sử dụng để dự báo và lập kế hoạch để đối phó với những biến động bất ngờ về nhu cầu của khách hàng, qua đó có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm lượng hàng tồn kho, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường và đồng bộ hóa các chi phí. Những nhà sản xuất đã ứng dụng AI sẽ có được lợi thế cạnh tranh nhờ sự sẵn sàng của thông tin để hỗ trợ quá trình ra quyết định nhanh hơn và thông minh hơn.

Theo ICT news

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với