“Ngã tư thông minh” ứng dụng trí tuệ nhân tạo

- in Trí thông minh nhân tạo (AI)

Theo Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dự án xây dựng mô hình thí điểm “ngã tư thông minh” do ThS. Lê Thị Quỳnh Trang, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện, đã được nghiệm thu.

Dự án đã xây dựng mô hình thí điểm ngã tư thông minh phục vụ giám sát hành vi của người tham gia giao thông (tại 1 điểm giao lộ đường Huỳnh Minh Thạnh và 27/4 thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc); hỗ trợ công an địa phương kịp thời hình ảnh các tai nạn giao thông nghiêm trọng; hỗ trợ các thông tin hình ảnh vi phạm giao thông, có chứng cứ pháp lý rõ ràng để xử lý phạt nguội các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, giảm thiểu tai nạn giao thông; hạn chế các lỗi vi phạm giao thông phổ biến tại địa phương: không chấp hành hiệu lệnh của đèn giao thông, không đội nón bảo hiểm, chở quá 2 người trên 1 xe máy, không đi đúng làn đường quy định, sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông.

Qua 22 tháng triển khai, hệ thống giao thông thông minh giám sát bằng camera tại 1 điểm giao lộ đường Huỳnh Minh Thạnh và đường 27/4 thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được xây dựng trên nên tảng ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (BigData) vào công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Các đề xuất kỹ thuật, tiêu chuẩn trong thiết kế dự án được cập nhật về công nghệ tiên tiến và thiết kế chi tiết phù hợp với thực tế tại địa phương và tính toán khả năng mở rộng, kết nối vào các hệ thống giao thông thông minh trong tương lai của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hệ thống hoàn thành đã được chuyển giao cho Công an huyện Xuyên Mộc áp dụng vào thực tế và bước đầu mang lại nhiều hiệu quả tích cực như: xuất được các báo cáo để biết rõ được tình hình tham gia giao thông của người dân trong địa phương lưu thông qua giao lộ; đưa ra các con số chính xác cụ thể để xử phạt đúng người, đúng hành vi vi phạm; việc xử lí vi phạm giao thông nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ cung cấp bằng chứng có căn cứ pháp lí; tạo hiệu ứng tích cực giúp nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho mọi người khi tham gia giao thông; góp phần giữ gìn an ninh trật tự: trật tự xã hội, trật tự nơi công cộng, phát hiện các hành vi cướp giật, trộm cắp, trấn lột, hành động biểu tình, đánh nhau, bán hàng lấn chiếm vỉa hè.

Hệ thống gồm 8 camera giám sát, cảm biến hình ảnh, phần mềm ứng dụng điều khiển hệ thống ngã tư thông minh kết hợp quản lý và in ấn bằnh chứng hình ảnh vi phạm,…

Nguồn khoahocphothong.com.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với