Nhật Bản: Internet vạn vật phải do tư nhân thúc đẩy

Chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam để phát triển hệ sinh thái Internet của vạn vật (IoT), các chuyên gia Nhật Bản khẳng định, IoT phải do tư nhân thúc đẩy, vai trò của các cơ quan, Bộ, ngành chỉ là hỗ trợ. “Tại Nhật, IoT do tư nhân thúc đẩy. Chúng tôi có hẳn một consortium (liên minh) về IoT với gần 2500 doanh nghiệp tham gia”, các chuyên gia của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết tại Đối thoại chính sách CNTT – Truyền thông Việt Nam – Nhật Bản 2016 ngày 15/6.

images598075_t16a

Dù Internet của vạn vật là xu hướng rất mới trên thế giới, song Nhật đã có những chính sách thúc đẩy IoT từ rất sớm. Đối thoại chính sách CNTT-TT Việt Nam – Nhật Bản 2016 tập trung 3 vấn đề tần số 4G/5G, An toàn thông tin và IoT. Ảnh: Giang Phạm Chẳng hạn như ngay từ năm 2009, Mitsubishi đã bán ra thị trường sản phẩm điều hòa nhiệt độ có thể tự động tắt bật từ xa thông qua kết nối Internet. Năm 2012, đến lượt Toyota bán ra thị trường dòng xe giám sát hành trình qua Internet. “Hiện IoT đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực tại Nhật. Bộ Nội vụ & Truyền thông đã xây dựng chiến lược phát triển dành riêng cho IoT với sự tham gia của 11 đơn vị”, đại diện Bộ này cho hay. Nếu như khối tư nhân là động lực chính thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của IoT thì vai trò của các cơ quan, Bộ, ngành, chính phủ Nhật là hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các dự án, chương trình phát triển IoT. Đơn cử như Nội các Nhật Bản có hẳn một Ủy ban chiến lược IoT để điều phối, kết nối các Bộ, ngành cùng thực hiện chiến lược phát triển IoT chung. Trước đó, đề cập đến IoT, một trong ba chủ đề ưu tiên của cuộc Đối thoại – cùng với sử dụng tần số cho 4G/5G và An toàn thông tin, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng phòng Cơ chế chính sách và quy hoạch, Cục Viễn thông cho biết, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu về xu hướng này, về hướng ứng dụng IoT trong xây dựng thành phố thông minh.

Tuy nhiên, Cục Viễn thông nhận thấy định hướng phát triển thị trường ứng dụng IoT phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển thị trường viễn thông nói chung. “Hiện Bộ TT&TT đang hợp tác cùng các tổ chức tiêu chuẩn IoT, định hướng triển khai mạng 4G/5G phục vụ cho IoT, thiết lập các trung tâm nghiên cứu dịch vụ, ứng dụng IoT…”, ông Tuấn Anh cho biết. Một số dự án thí điểm và hoạt động nghiên cứu ứng dụng IoT tại Việt Nam cũng đã bắt đầu được triển khai, như Công viên Công nghệ Sài gòn đã phát động cuộc thi khởi nghiệp IoT với giải thưởng 100 triệu đồng. 3 – 5 dự án được chọn từ cuộc thi sẽ được đầu tư để thương mại hóa.

Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã quan tâm triển khai các phòng thí nghiệm IoT như VNPT, Viettel, Bkav,…Trong đó, VNPT đang triển khai platform chung cho các nhà nghiên cứu triển khai ứng dụng IoT, Viettel đang nghiên cứu ứng dụng thông minh cho giao thông như bán vé điện tử, giám sát hành trình vận tải. BKAV đi theo hướng nhà thông minh.

Trong lĩnh vực y tế, có các ứng dụng IoT đang triển khai ở Hải Phòng, Quảng Ninh… chủ yếu liên quan đến chăm sóc bệnh nhân. Tháng 7/2016, Phòng thí nghiệm IoT đã được thành lập tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc với sự tham gia của Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Công ty DTT, Intel và Dell Vietnam, vị đại diện Cục Viễn thông dẫn chứng.

Trong khi đó, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số VTĐ cho biết, theo quy hoạch băng tần, dự kiến Bộ TT&TT sẽ dành riêng băng tần 918-920 MHz để phát triển các ứng dụng IoT. Đây là băng tần khá gần với dải tần mà Nhật Bản đang dành cho IoT (900 MHz)

Theo vietbao.vn

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị