Những dấu ấn của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang được hình thành trên nền tảng của cuộc cách mạng lần thứ ba, mà trực tiếp là cuộc cách mạng số.

Cách đây đúng một năm (20/1/2016), ông Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF-46) tại Thụy Sỹ đã khẳng định rằng: “Nhân loại hiện đang bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (FIR) làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp”.

photo-0-1484872294986

Nhân loại hiện đang bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (FIR) (Ảnh minh họa: KT)

Năm nay, ngày 12/1/2017, tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) lại đang chuẩn bị khuôn khổ pháp lý cho robot tham gia thị trường lao động. Đây sẽ là bộ luật đầu tiên của thế giới về người máy ra đời và cũng là những dấu ấn của FIR được giới nghiên cứu và dư luận rất quan tâm.

Từ các bước đột phá…

FIR đang được hình thành trên nền tảng của cuộc cách mạng lần thứ ba, mà trực tiếp là cuộc cách mạng số. Đặc trưng của cuộc cách mạng lần này là một loạt công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học.

Theo giới chuyên gia, FIR đang hình thành tác động toàn diện đến cả hệ thống nền công nghiệp toàn cầu với nhiều bước đột phá khiến tốc độ phát triển với cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng.

Mặt khác, nó đang làm biến đổi tất cả các nền công nghiệp của mọi quốc gia trên thế giới. Về chiều rộng và độ sâu của những thay đổi này tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị và kinh doanh.

Hàng tỷ người được kết nối với nhau qua điện thoại di động tốc độ cao, với sức mạnh xử lý, dung lượng lưu trữ và sự tiếp cận tri thức chưa từng có trước đó, là không giới hạn, nhờ vào những đột phá về công nghệ trí thông minh nhân tạo, robot, Internet siêu tốc, công nghệ in 3D, nano, sinh học; vật liệu mới, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử…

Trí thông minh nhân tạo, những chiếc xe, thiết bị bay không người lái, những trợ lý ảo và phần mềm phiên dịch… Trong những vừa năm qua, đã có những bước tiến ấn tượng nhờ sự gia tăng cấp số nhân sức mạnh điện tử và sự tiếp cận nguồn dữ liệu rộng lớn.

Công nghệ chế tạo số hóa tương tác với thế giới sinh học, giới khoa học cũng đang kết hợp thiết kế qua máy tính với gia công, chế tạo vật liệu và sinh học tổng hợp để khám phá ra sự cộng sinh giữa các vi sinh, cơ thể con người, các sản phẩm chúng ta sử dụng. Bộ não nhân tạo nay đã thông minh đến mức “tự nó học hỏi và nâng cao trình độ” năng lực, trí thức…

Những tiến bộ đó, đã khiến các cuộc xung đột, mâu thuẫn hiện nay giữa các quốc gia, khu vực đang ngày càng “đan xen, lai tạp” về bản chất là sự kết hợp các kỹ năng chiến đấu truyền thống với các yếu tố có liên quan trước đó với các đối tượng phi nhà nước. Khiến ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình, giữa chiến binh và dân thường, thậm chí là giữa bạo lực và phi bạo lực ngày càng trở nên ít rõ ràng hơn.

Tuy vậy, những tiến bộ về công nghệ cũng đồng thời tạo ra tiềm năng giúp làm giảm quy mô và tác động của bạo lực bằng cách phát triển các phương thức bảo vệ mới, chẳng hạn như độ chính xác cao hơn trong tiêu diệt các mục tiêu quân sự của đối phương.

Giới nghiên cứu vẫn khẳng định rằng, không có công nghệ hay sự đột phá nào nằm ngoài sự kiểm soát của con người. Vì thế, con người cần nắm lấy cơ hội và sức mạnh sẵn có để làm chủ FIR và hướng nó tới một tương lai phản ánh những mục tiêu và giá trị chung tốt đẹp của nhân loại.

Đến xuất hiện các siêu sản phẩm…

Theo một Báo cáo công bố hồi tháng 9 năm ngoái của WEF, thì đến năm 2025 sẽ có 21 sản phẩm công nghệ định hình tương lai kỹ thuật số và thế giới siêu kết nối như: Xe chạy trên đường không người lái ở Mỹ là 10%; sản phẩm tiêu dùng của thế giới được sản xuất bằng công nghệ in 3D chiếm 5%, trong đó chiếc ô tô và ca cấy ghép gan đầu tiên được thực hiện bằng công nghệ này; và dược sỹ robot đầu tiên cũng xuất hiện tại Mỹ.

Internet vạn vật (Internet of Things – IOT), tạo điều kiện cho 90% dân số thường xuyên truy cập internet; 90% dân số dùng điện thoại thông minh; 80% người dân hiện diện số trên internet. 10% khiến dân số thế giới sử dụng quần áo kết nối Internet; 10% số người sử dụng mắt kính kết nối với internet; và điện thoại di động cấy ghép vào người đạt quy mô thương mại.

Một nghìn tỷ cảm biến kết nối với internet; thành phố đầu tiên với hơn 50.000 người không có đèn giao thông; hơn 50% lượng truy cập internet ở nhà liên quan đến các thiết bị dân dụng; 90% dân số lưu trữ dữ liệu không giới hạn và miễn phí; 30% việc kiểm toán ở công ty được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo.

Lần đầu tiên chính phủ thu thuế qua một blockchain; chính phủ đầu tiên thay thế điều tra dân số bằng các nguồn dữ liệu lớn; 10% GDP toàn cầu được lưu trữ trên blockchain; máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên được sử dụng cho một hội đồng quản trị công ty; việc giải trình, kích hoạt, hay chỉnh sửa bộ gen nay chỉ mất vài giờ với chi phí dưới 1.000 USD./.

Theo CafeF

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị