Mỹ phát triển tai nghe đọc được suy nghĩ người dùng

Mỹ phát triển tai nghe đọc được suy nghĩ người dùng

Một nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ bang Massachusetts (MIT) đã giới thiệu một thiết bị có khả năng đọc được suy nghĩ và giao tiếp với người dùng “một cách âm thầm”.

Thiết bị mang tên AlterEgo, được thiết kế như một tai nghe không dây. Khi sử dụng, chúng được gắn vào tai, men theo cằm và hàm. AlterEgo có 4 điện cực tiếp xúc với da, tập trung nhận tín hiệu thần kinh cơ (neuromuscular signal) được kích hoạt khi người dùng có suy nghĩ gì đó.

Lúc con người có suy nghĩ trong đầu, trí thông minh nhân tạo trong thiết bị sẽ xếp các tín hiệu cụ thể với những từ cụ thể rồi cung cấp chúng cho một máy tính. Máy tính sau đó phản ứng thông qua thiết bị, sử dụng một loa dẫn truyền âm thanh qua xương (bone conduction speaker) để phát âm thanh vào tai. Người ngoài khi nhìn vào sẽ không phát hiện được việc giao tiếp “âm thầm” này.

Arnav Kapur, người dẫn đầu chương trình phát triển thiết bị này cho biết: “Ý tưởng của chúng tôi là tạo ra một nền tảng máy tính mang tính nội bộ hơn, kết nối với con người theo cách nào đó và có cảm giác như sự mở rộng nhận thức của chúng ta”.

AlterEgo đã được thử nghiệm trên 10 người, với mỗi người có thời gian sử dụng 15 phút. Kết quả cho thấy thiết bị này nhận biết suy nghĩ chính xác đến 92%. Kapur khẳng định độ chính xách của nó sẽ được cải thiện theo thời gian.

Đội ngũ của ông Kapur hiện đang thu thập thêm dữ liệu để nâng cao nhận thức và mở rộng số từ mà AlterEgo nhận diện được. Thiết bị hiện nay có thể dùng để điều khiển một số giao diện người dùng cơ bản như hệ thống streaming Roku, di chuyển và lựa chọn các nội dung số, nhận diện số đếm, chơi cờ cùng nhiều thao tác cơ bản khác.

Nhược điểm duy nhất của AlterEgo là người dùng phải đeo nó trên mặt mình. Đây là điều mà cả kính thông minh như Google Glass cũng không khắc phục được. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá AlterEgo rất có triển vọng.

Giáo sư máy tính Thad Starner của Học viện Công nghệ Georgia đánh giá AlterEgo rất có ích khi con người ở trong các môi trường nhiều tiếng ồn, như boong tàu của một tàu sân bay, nơi có máy móc hoạt động.

Thiết bị hoàn toàn có thể được ứng dụng vào quân sự và được dùng trong những các trường hợp phải hạn chế giao tiếp bình thường, theo giáo Starner.

Theo motthegioi.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với