Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính

Cơ quan Quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp Mỹ (DARPA) vừa đầu tư 65 triệu USD cho dự án nghiên cứu phát triển hệ thống giao tiếp giữa não người và máy tính.

my-phat-trien-he-thong-giao-tiep-nao-nguoi-voi-may-tinh

Theo trang tin Engadget, ngày 10-7, DARPA, cơ quan nghiên cứu trực thuộc Bộ quốc phòng Mỹ, thông báo đã lựa chọn được các đối tác để hỗ trợ ngân sách tham gia dự án Thiết kế hệ thống năng lượng thần kinh (NESD) vốn đã bắt đầu khởi động từ đầu năm nay.

Theo đó các đối tác gồm Đại học Brown, đại học Columbia, Quỹ nghe nhìn, Phòng thí nghiệm John B. Pierce, công ty Paradomics và đại học California tại Berkeley.

Các đơn vị này sẽ nhận được những khoản tài trợ hàng triệu USD để có thể phát triển từng hạng mục nghiên cứu trong công nghệ tổng thể chung của dự án NESD do DARPA chủ trì.

Thông cáo của DARPA nêu rõ, mục tiêu của chương trình NESD là phát triển “một hệ thống có thể cấy ghép để tạo ra sự giao tiếp chính xác giữa não người và thế giới số” .

Còn được gọi như là một “phần ẩm” (wetware), các giao diện tương tác giữa não người và máy tính này được cho là sẽ chuyển đổi hiệu quả những tín hiệu hóa học và điện tử trong não thành các dữ liệu có thể đọc được trên máy tính và ngược lại.

Rốt cuộc, những người chủ trì dự án hy vọng các hệ thống giao tiếp thần kinh này có thể truyền đạt thông tin tương đương với 1 tỉ neuron thần kinh, mặc dù đây vẫn là mục tiêu còn rất xa vời so với tổng cộng 86 tỉ neuron thần kinh mà bộ não của chúng ta đang sử dụng.

Giai đoạn 1 của dự án sẽ tập trung vào mục tiêu phát triển phần cứng cơ bản và phần mềm cần thiết để có thể thực sự giao tiếp với não người và giai đoạn này cần khoảng 1 năm.

Giai đoạn 2 sẽ tinh gọn lại và thu gọn tối thiểu công nghệ đó cũng như bắt đầu các nghiên cứu cơ bản trước khi đệ trình hồ sơ xin phê chuẩn lên Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA).

Theo tuoitre.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với