Pinecone mang trên mình vận mệnh của cả Xiaomi

Với việc tự sản xuất chip Pinecone, Xiaomi đang tự viết nên câu chuyện cổ tích của riêng mình.

Quay trở lại năm 2011, khi Xiaomi ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên của mình. Và công ty chỉ mất 5 năm để từ vị trí một nhà sản xuất điện thoại nhỏ để trở thành một tên tuổi trong làng công nghệ thế giới với một hệ sinh thái các sản phẩm thông minh xoay quanh smartphone. Sự đa dạng trong hệ sinh thái đó giúp cho các sản phẩm của Xiaomi dường như có mặt trong mọi mặt của cuộc sống người dùng.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng và sáng tạo của công ty dường như vẫn còn những giới hạn, và nó đang trở thành phần nguyên nhân cho những vấn đề gần đây của công ty. Ví dụ như việc Xiaomi phải thông báo tăng giá các sản phẩm của mình do chi phí đầu vào tăng và sự biến động của tỷ giá. Ngoài ra, những sản phẩm mới của công ty, như Mi 6 hay Mi 5S, cũng gặp vấn đề về lộ trình ra mắt hoặc thiếu hụt tính năng do thiếu thốn nguồn cung.

Tất cả các vấn đề trên của Xiaomi đều có một nguyên nhân chung, công ty đang không thể kiểm soát các yếu tố cốt lõi trong quá trình sản xuất và sáng tạo của mình. Thế nhưng hôm nay, với việc ra mắt con chip Xiaomi Pinecone, công ty dường như đã tìm ra một giải pháp cho nhiều vấn đề của mình. Vậy làm thế nào con chip này giải quyết được các vấn đề đó?


Ông Lei Jun, nhà đồng sáng lập và CEO của Xiaomi, giới thiệu chip Pinecone S1.

Ông Lei Jun, nhà đồng sáng lập và CEO của Xiaomi, giới thiệu chip Pinecone S1.

Nơi khởi đầu của hành trình

Vào tháng Một năm 2016, nhà sáng lập và CEO của Xiaomi, ông Lei Jun thông báo về việc công ty đang tập trung vào việc chế tạo chip trong năm 2016. Đây không phải là một bước đi dễ dàng, nó đòi hỏi việc thành lập các bộ phận chuyên biệt, huy động các nguồn lực và tạo ra các phòng thí nghiệm mới. Trên thực tế, câu chuyện về việc Xiaomi muốn tự sản xuất chip đã bắt đầu từ rất lâu trước thông báo của ông Lei Jun.

Từ tháng Mười Một năm 2014, với sự giúp đỡ từ nhà sản xuất chip Leadcore, Xiaomi đã lập nên Pinecone Electronics, với nhiệm vụ tạo ra cho công ty một con chip của riêng minh. Và mất đến hơn 28 tháng để dự án chế tạo chip của công ty đã cho ra trái ngọt đầu tiên: Xiaomi Pinecone. Với Pinecone S1, Xiaomi trở thành công ty thứ hai tại Trung Quốc tự làm được chip cho riêng mình.

Với điểm hiệu năng tương đương Snapdragon 625, Pinecone S1 có 8 lõi 64 bit, xung nhịp lên đến 2,2 GHz (4 lõi A53 lớn + 4 lõi A53 nhỏ 1,4 GHz), bộ xử lý này còn đi kèm với 2 lõi xử lý đồ họa Mali-T860. Theo Xiaomi, cấu hình trên giúp nó giảm điện năng tiêu thụ đến 40%. Một ưu điểm khác của đó là khả năng bảo mật, khi nó có thể ngăn chặn việc rò rỉ hay đánh cắp thông tin do các phần mềm bên thứ ba.

Tại sao con chip này có thể là giải pháp cho Xiaomi?

Trong năm 2016, Huawei, Oppo, Vivo và các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc khác đã cho thấy những doanh số ấn tượng nhờ vào việc kiểm soát tốt chuỗi cung cấp. Các nhà sản xuất smartphone sẽ không còn cạnh tranh nhau xung quanh mức giá thấp hay các mô hình kinh doanh độc đáo nữa, thay vào đó, nhân tố quyết định giờ nằm ở việc nắm được các yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh truyền thống: làm chủ công nghệ và chuỗi cung cấp.

Đó là lý do vì sao Huawei có thể vươn lên trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới sau Apple và Samsung. Và chính thành công của Huawei đã chỉ cho Xiaomi thấy cách thức tăng trưởng nằm ở đâu, để công ty có thể xuất phát sớm hơn những đối thủ khác.


Chip Huawei Kirin 960 với kiến trúc 8 lõi A53.

Chip Huawei Kirin 960 với kiến trúc 8 lõi A53.

Rõ ràng, vị trí thứ ba của Huawei có một phần rất lớn nhờ vào những con chip riêng của họ. Từ những con chip này, họ có thể tự mình thiết kế và ra mắt những thiết bị cao cấp mà không phải phụ thuộc vào người khác. Ví dụ, trong khi Xiaomi cũng như nhiều nhà sản xuất khác gặp khó khăn khi nguồn cung chip Snapdragon 820 bị thiếu hụt, Huawei có thể ra mắt những thiết bị tuyệt vời với Huawei Kirin 960.

Điều này đang tiếp tục được lặp lại với con chip Snapdragon 835, sự thiếu hụt nguồn cung từ Qualcomm đã buộc LG phải sử dụng con chip cũ Snapdragon 821 trên chiếc flagship G6. Trong khi đó, Xiaomi dù vẫn đưa được Snapdragon 835 lên chiếc Mi 6 kịp lộ trình, nhưng họ phải chấp nhận bị giảm xung nhịp và vẫn phải chờ vài tháng nữa. Trong khi đó, Huawei vẫn có được màn ra mắt ấn tượng với bộ đôi P10 và P10 Plus ngay tại MWC 2017 vài ngày trước.

Nhưng Oppo và Vivo, hai đối thủ khác của Xiaomi lại đi theo một chiến lược khác – đa dạng hóa nhà cung cấp với các bộ xử lý của cả MediaTek và Qualcomm, nhằm tránh bị thiếu hụt nguồn cung. Trước đây, Xiaomi cũng từng thử nghiệm chiến lược này với bộ xử lý Nvidia Tegra 4-Plus-1, nhưng giờ khi toàn bộ điện thoại của họ đều dùng Snapdragon, Xiaomi đang trở nên lệ thuộc vào Qualcomm. Và Pinecone có thể là giải pháp cho vấn đề đó.

Những vấn đề nào Xiaomi Pinecone có thể giải quyết?

1. Tối ưu hóa việc quản lý chuỗi cung cấp

Việc ra mắt sản phẩm bám sát được nhịp điệu của thị trường sẽ giúp các nhà sản xuất tránh được vấn đề trong việc quản lý chuỗi cung cấp. Hiện tại, chỉ có ba nhà sản xuất là Apple, Samsung và Huawei có bộ phận nghiên cứu và phát triển chip độc lập. Do vậy, họ có thể dẫn đầu thị trường và theo đuổi mục tiêu và giấc mơ của mình, trong khi những người khác phải trông chờ vào Qualcomm và MediaTek.

Việc phụ thuộc vào nhà cung cấp cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ. Qualcomm thường ra mắt sản phẩm mới của mình vào mùa xuân, thời điểm người tiêu dùng sắm cho mình những chiếc smartphone mới. Còn các nhà sản xuất thì phải 6 tháng sau đó mới có thể cho ra những chiếc điện thoại với bộ xử lý mới. Huawei ít bị ảnh hưởng bởi điều này, họ thường giới thiệu các bộ xử lý Kirin mới vào mùa thu, và tập trung được các nỗ lực quảng cáo để đón đầu thời điểm mua sắm của người dùng.

2. Độc lập trong sáng tạo

Chúng ta đều đã thấy thành công vang dội của Apple iPhone 4 với dòng chip A series do họ tự phát triển. Điều này xảy ra bởi vì Apple đã làm như những gì Steve Jobs từng tuyên bố: “Chúng tôi chỉ muốn bán bạn iOS mà thôi. IOS chỉ được làm cho những chiếc iPhone và chúng tôi không muốn bán cho bạn bất cứ thứ gì khác.”


Chip Apple A4 trên iPhone 4, khởi đầu của dòng chip do Apple tự phát triển.

Chip Apple A4 trên iPhone 4, khởi đầu của dòng chip do Apple tự phát triển.

Điều tương tự chúng ta đang thấy ở Huawei – khi từ bộ xử lý Kirin 950, Huawei đã bắt đầu tập trung vào việc tối ưu phần cứng và phần mềm trên thiết bị của mình. Nói cách khác, Xiaomi cũng cần con chip của riêng mình để tránh phải lệ thuộc vào các nhà cung cấp cũng như trở nên sáng tạo hơn.

3. Giảm được chi phí cũng như giá cả sản phẩm

Mua các linh kiện từ những nhà sản xuất khác, tại các quốc gia khác nhau luôn luôn phải tính đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nó sẽ trở thành vấn đề lớn với ngay cả những chiếc smartphone giá rẻ như Xiaomi Redmi Note 4X.

Ví dụ, con chip Snapdragon 820 có giá 62 USD, ngoài ra còn có các loại phí về giấy phép sáng chế. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến mức giá cuối cùng. Xiaomi chỉ cần con chip để tránh các vấn đề trên. Như CEO bộ phận thiết bị tiêu dùng của Huawei, ông Yu Chengdong chỉ ra, “phần lớn các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc sẽ biến mất trong vòng 3-5 năm tới. Chúng ta phải bền bỉ hơn để tồn tại trong dài hạn.”

Kiến trúc của Xiaomi Pinecone và các ưu điểm

Cho đến nay chúng ta biết rằng chip Pinecone sẽ có đến hai phiên bản. Xiaomi Pinecone V670 được thiết kế dành cho thị trường cấp thấp và tầm trung, trong khi phiên bản V970 dành cho các phiên bản smartphone cao cấp hơn.

Trong khi phiên bản V670 là kiến trúc 8 lõi A53 với xung nhịp 4 lõi 2,1 GHz + 4 lõi 1,3 GHz và sử dụng GPU của ARM Mali-T860 MP2. Với cấu hình này, V670 hoàn toàn có thể cạnh tranh được với Snapdragon 808 và 625. Các hình ảnh rò rỉ mới nhất cho thấy chip V670 có điểm số benchmark với GeekBench 4 cho một lõi đơn và đa lõi tương ứng là 762 điểm và 3399 điểm.

Đối với các phiên bản dành cho smartphone cao cấp hơn, Xiaomi Pinecone V970 dựa trên kiến trúc 4 lõi ARM A73 và 4 lõi A53, cùng với bộ xử lý đồ họa Mali-G71. Con chip này sẽ còn tốt hơn cả Huawei Kirin 960.


Điểm AnTuTu của Pinecone S1 với Snapdragon 625, MediaTek P20 và P10.

Điểm AnTuTu của Pinecone S1 với Snapdragon 625, MediaTek P20 và P10.

Theo dữ liệu của AnTuTu, Qualcomm hiện đang chiếm đến 57,41% thị phần chip SoC còn Huawei chiếm 5,73%. Vì vậy, liệu khi Xiaomi Pinecone tham gia vào thị trường chip này, chưa ai biết con số trên sẽ thay đổi như thế nào. Hiện tại, Huawei là nhà thiết kế chip đầu tiên của Trung Quốc có thể ngang hàng với khả năng hỗ trợ các hệ thống mạng lưới của Qualcomm. Nếu Xiaomi trả lời được các câu hỏi về hỗ trợ các hệ thống mạng, họ có thể đánh bại mọi đối thủ cạnh tranh.

Mặc dù có thể tự thiết kế và chế tạo con chip của riêng mình, nhưng cũng như các nhà sản xuất chip khác, Xiaomi cần xuất xưởng lượng sản phẩm đủ lớn để có thể hạ giá thành CPU trên mỗi sản phẩm và thu lợi nhuận. Đó có thể là một vấn đề với những nhà sản xuất chip mới gia nhập thị trường này, tuy nhiên Xiaomi lại có thể không nằm trong số đó.

Khác với nhiều đối thủ khác, hệ sinh thái của Xiaomi không bó hẹp chỉ trong smartphone, họ còn có mảng thiết bị thông minh IoT với một bộ sưu tập khá phong phú. Và chúng có thể là sự bổ sung cần thiết cho vấn đề sản lượng xuất xưởng của chip Pinecone. Mỗi thiết bị thông minh đều cần một bộ xử lý và một con chip do công ty tự thiết kế chính là điều họ cần để hệ sinh thái của mình cất cánh.

Theo Xiaomitoday

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với