Sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng công nghệ mới

- in Tổng Hợp
Theo Chủ tịch FPT Telecom, chính việc luôn đề cao tinh thần sáng tạo để mở ra con đường bền vững đã giúp công ty bắt kịp các xu hướng về IoT, SMAC hay Cách mạng công nghiệp 4.0…

Đổi mới sáng tạo nên là từ khóa của các đơn vị

Công nghệ thông tin đang ngày càng thay đổi cách thức làm việc của con người và sinh hoạt. Các công ty sử dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới, chiến lược tiếp thị mới… đã và đang gặt hái những thành công.

Thông qua những câu chuyện thành công và những ví dụ từ các công ty sáng tạo lớn và nhỏ, công nghệ cao và truyền thống như Apple, Google, Uber, Tesla… các diễn giả trong Hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế số” đã đưa ra đề xuất về một số chiến lược, ý tưởng đổi mới sáng tạo mà các doanh nhân Việt Nam có thể áp dụng để sáng chế hoặc tái phát minh ra các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Tại hội thảo, ông Phạm Duy Hiếu – CEO Quỹ khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam – đã đưa ra góc nhìn mới về sự đổi mới sáng tạo khi cho rằng: “Con người luôn luôn sáng tạo. Việc của chúng ta là tạo ra một môi trường sáng tạo. Tìm ra những tảng đá chặn sự sáng tạo đó để dòng suối ý tưởng tuôn trào.”

Theo đó, Chủ tịch FPT Telecom – bà Chu Thị Thanh Hà nhấn mạnh: “Đổi mới, sáng tạo là từ khoá của đơn vị để luôn bắt nhịp sự thay đổi chóng mặt của công nghệ và thời đại. Tuy nhiên, những ý tưởng đổi mới, sáng tạo cần thử nghiệm trong những nhóm nhỏ trước, phải xem xét, đánh giá kỹ những yếu tố về khách hàng, thị phần, vùng miền…”.

 

Việt Nam nổi trội trong GII

Tại hội thảo, GS.TS Bùi Xuân Tùng – Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh cao cấp Việt Nam của Đại học Hawaii (VeMBA) cũng trích dẫn số liệu về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2017 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Theo đó, Việt Nam đang được đánh giá cao ở các chỉ số thuộc nhóm đầu ra của đổi mới sáng tạo gồm: sản phẩm của tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo. Thứ hạng của Việt Nam về đổi mới sáng tạo trên thế giới tăng 12 bậc, từ vị trí 59/128 (năm 2016) lên vị trí 47/127 và đứng thứ 3 Đông Nam Á (năm 2017).

Trong cuộc họp trực tuyến mới nhất giữa Bộ KH&CN cùng WIPO, theo chuyên gia của WIPO, trong ấn bản gần nhất của GII, Việt Nam là nước nổi trội trong GII với số tiền chi cho đầu vào tuy khiêm tốn nhưng có chỉ số đầu ra tương đối tốt, tỉ lệ đầu ra/đầu vào cao mang lại kết quả tốt cho hầu hết cho mọi lĩnh vực.

Đáng chú ý nhất là kết quả về mặt thị trường tài chính, thị trường tín dụng được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư, dòng FDI đổ vào Việt Nam khá vững vàng và có thời gian trụ lại lâu hơn so với các nước khác.

 

Về phía Bộ KH&CN, ông Bùi Thế Duy – Chánh văn phòng Bộ KH&CN cho biết GII là chỉ số tổng thể nói lên khả năng đổi mới sáng tạo của một quốc gia, trong đó đối với Việt Nam thì nó thể hiện môi trường đóng góp của ngành KHCN nói chung nhưng đóng góp của KHCN không đứng một mình mà song hành với tất cả các ngành/lĩnh vực khác.

Chánh văn phòng Bộ KH&CN khẳng định rằng: “GII của Việt Nam năm 2017 tăng, trong đó có chỉ số liên quan trực tiếp đến KHCN không chỉ thể hiện kết quả ở năm 2016 mà nó còn thể hiện kết quả tích lũy của các năm trước. Một trong những chỉ số thể hiện rất rõ vai trò của KHCN đó chính là tốc độ tăng năng suất lao động của chúng ta luôn ở trong tốp đứng đầu”.

Từ những số liệu này, GS.TS Bùi Xuân Tùng đề xuất 3 xu hướng trong đổi mới sáng tạo bao gồm: Tạo dựng hệ sinh thái, Xu hướng kinh tế thay đổi và Tạo dựng nền tảng quy mô lớn.

Nguồn motthegioi.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với