Sinh viên dùng trí tuệ nhân tạo cảnh báo quấy rối nơi công cộng

Nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội xây dựng phần mềm tích hợp vào hệ thống camera an ninh, phát ra cảnh báo khi có hành vi quấy rối.

Từ vụ Linh “nựng” và cô gái bị quấy rối tình dục trong thang máy gần đây, nhóm Antimatlab gồm 5 sinh viên đến từ lớp Kỹ sư tài năng của Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu, xây dựng dự án “Trợ lý ảo phát hiện và can thiệp hành vi quấy rối nơi công cộng”. Nhóm sinh viên đã sử dụng mô hình deeplearning để dạy cho máy học và phân biệt hành vi quấy rối so với hành vi khác.

Dữ liệu đầu vào được nhóm sử dụng là các video công khai trên youtube, các nguồn khác trên internet và tự quay với hơn 7 tiếng video có chứa hành động liên tục để mô phỏng tất cả hành vi quấy rối. Các đoạn video mô tả về hành vi cần phải can thiệp sẽ được dán nhãn và phân biệt với các hành vi khác.

Nhờ trí tuệ nhân tạo (AI), các thuật toán được xây dựng nhằm phân biệt giữa những hành vi thân thiết thông thường với quấy rối. Ở phần mềm thử nghiệm của Antimatlab cho kết quả nhận dạng và phân loại dựa trên biểu hiện của con người đúng tới 86,5%.

Phần mềm được xây dựng có thể cài đặt tại các máy tính trung tâm (tòa nhà, khu chung cư, các điểm công cộng…) cho phép phát hiện và can thiệp hành vi quấy rối ở những khu vực như thang máy, hành lang, ngõ hẻm. Tốc độ xử lý và truyền thông tin đến bộ phận an ninh chỉ trong 0,17 giây. Dựa trên hình ảnh chuyển về, hệ thống đưa ra cảnh báo ở 3 cấp độ (mở sớm thang máy, rú còi, giải cứu).

Phạm Hoàng Hải, trưởng nhóm Antimatlab cho biết, ứng dụng là một phần mềm có thể cài đặt vào hạ tầng camera sẵn có của tòa nhà, hoặc sử dụng bộ kít riêng để giám sát, theo dõi các hành vi quấy rối nên không tốn nhiều chi phí.

Ứng dụng này đã lọt vào Chung kết Vietnam AI Grand Challenge 2019 vừa tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam AI4VN, do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ kế hoạch và Đầu tư, trường Đại học Bách Khoa cùng Báo điện tử VnExpress phối hợp tổ chức.

Đại diện Antimatlab cho biết, thời gian tới nhóm sẽ hoàn thiện dự án để xây dựng thuật toán có khả năng nhận biết nhiều hành vi hơn (như đột quỵ, trộm cướp…), sớm đưa vào ứng dụng nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng, bảo vệ người dân trước những hành vi quấy rối, nguy hiểm.

Nguồn Vnexpress.net

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với