Sinh viên Việt phát triển phần mềm đo kết quả sóng điện não

Nhóm EEG Cloud xây dựng ứng dụng Cloud Think thu thập kết quả đo sóng điện não để đưa vào thực tiễn cuộc sống, khởi đầu bằng việc chơi game không cần dùng tay.

Bắt nhịp xu hướng IoT (Internet of Things – Internet kết nối vạn vật), nhóm sinh viên Đại học FPT – EEG Cloud với 5 thành viên Nguyễn Phạm Hùng Anh, Nguyễn Bá Mạnh, Nguyễn Nam Hùng, Phí Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Lâm tập trung phát triển đề tài thu thập sóng điện não, kết nối về điện thoại và phân tích, lưu trữ dữ liệu đó trên Microsoft Azure Cloud.

“Thiết bị đo sóng điện não phân tích mức độ tập trung của người dùng chính xác 95%-100%”, trưởng nhóm Hùng Anh chia sẻ. Từ ý tưởng này, nhà phát triển phần mềm có thể xây dựng nhiều ứng dụng tiện ích, giải trí. Ngoài ra, kết quả đo sóng điện não hàng ngày giúp đưa ra lời khuyên, cảnh báo đối với những người thường xuyên ở trạng thái căng thẳng, tiêu cực.

dammaydiennaoanh1
EEG Cloud cùng giảng viên trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu sản phẩm. 

Trước EEG Cloud, một nhóm sinh viên khác đã sáng chế được thiết bị đo sóng điện não. Tuy nhiên, điểm yếu của thiết bị này là tư liệu không lưu trữ được. “Với ứng dụng Cloud Think của nhóm, dữ liệu được gửi đến điện thoại qua kết nối Bluetooth và lưu trữ trên Microsoft Azure Cloud để phục vụ cho những nhu cầu tiếp theo”, Hùng Anh phân tích sản phẩm.

Lưu trữ dữ liệu thành công, nhóm tìm tòi, phát triển ứng dụng chơi game bằng ý nghĩ. Không cần chạm vào điện thoại, người chơi hoàn toàn có thể di chuyển nhân vật chỉ với thiết bị đo sóng điện não và smartphone có kết nối Bluetooth.

Bên cạnh đó, nhóm cũng mong muốn cải tiến thiết bị thu sóng điện não nhỏ gọn, tiện dụng hơn cho người dùng phổ thông. Thiết bị phần cứng đo sóng điện não hiện nay khá xấu, cồng kềnh, không tiện dụng trong cuộc sống. “Nhóm mong muốn phát triển một sản phẩm nhỏ gọn hơn, tích hợp trong chiếc kính đeo bình thường chẳng hạn và sản xuất thương mại để phổ biến nó với đông đảo người dùng”, Bá Mạnh ấp ủ.

dam_may_dien_nao_anh_2_2
Demo sản phẩm dùng sóng điện não để chơi game mà không cần tương tác trực tiếp với điện thoại. 

Hai năm từ khi bắt đầu nghiên cứu và hơn bốn tháng nỗ lực ra mắt sản phẩm demo đầu tiên, nhóm mang theo nỗi sợ test thiết bị. Khi sản phẩm thu thập sóng não chưa hoàn thiện, một số thành viên chưa biết cách sử dụng nên có hiện tượng giật điện nhẹ. Lúc đó, không bạn nào dám nhận vai trò tester. “Chúng mình đành thỏa thuận hình phạt cho thành viên chậm deadline là thử thiết bị. Test xong lên giường ngủ luôn vì quá mệt”, Bá Mạnh hài hước kể lại.

dam_may_dien_nao_anh_3
Các thành viên trong nhóm EEG Cloud đang gọi vốn để ứng dụng sản phẩm thành công trong cuộc sống. 

Bước đầu thành công, nhưng các thành viên trong nhóm băn khoăn, trăn trở về vấn đề vốn. “Chúng mình đã đưa dự án Cloud Think lên website IndieGogo.com – trang gây vốn cộng đồng uy tín để kêu gọi đầu tư”, Anh Tuấn cho biết. Điều này thể hiện sự quyết tâm của nhóm sinh viên Đại học FPT mong muốn phát triển dự án hữu ích, tiện dụng.

Theo Zing.vn

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị