Thử nghiệm Internet of Things qua mạng GSM và LTE

Internet of Things (IoT) đã tự chứng minh tiềm năng của mình bằng những con số đáng kinh ngạc: 3,8 tỷ thiết bị kết nối vào cuối năm 2014, nhanh chóng tăng lên thành 4,9 tỷ vào tháng 11 vừa qua. Và nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay, số lượng thiết bị kết nối IoT sẽ tăng lên thành gần 6,4 tỷ vào cuối năm sau với khoảng 5,5 triệu thiết bị kết nối mới mỗi ngày.

Có được những thành tựu kể trên phải kể đến những nỗ lực chung trong việc loại bỏ và hạn chế tác động của những tác nhân ngăn cản sự phát triển của IoT như chưa có một ngôn ngữ chung, hàng rào kết nối mạng, có quá nhiều “ngôn ngữ địa phương” và chi phí.

Nhận thức được những giá trị cũng như cơ hội mà IoT có thể mang tới và tạo ra, trong thời gian tới, sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực này khi mà các hãng công nghệ lần lượt công khai bày tỏ ý định xâm nhập vào thị trường này.

images1613774_Internet_of_Things
Nhiều nhà mạng, nhà cung cấp giải pháp viễn thông, CNTT đang nỗ lực không ngừng để có thể đi đầu trong xu hường phát triển và thương mại hóa ứng dụng IoT

Và mới đây nhất, nhà cung cấp giải pháp hạ tầng viễn thông hàng đầu thế giới Ericsson đã bắt tay với nhà mạng Orange của Pháp để nghiên cứu và thử nghiệm khả năng phát triển và thương mại hóa các ứng dụng IoT qua hạ tầng mạng di động 2G GSM và 4G LTE.

Theo đó, trong giai đoạn đầu, thử nghiệm có nhiệm vụ chứng minh khả năng cải thiện vùng phủ trong nhà, giảm chi phí thiết bị hỗ trợ IoT và làm tăng tuổi thọ pin cho các ứng dụng IoT sử dụng giải pháp hạ tầng GSM và LTE trong băng tần 900 MHz.

Thử nghiệm này được thôi thúc triển khai khi mà hiện tại các ứng dụng IoT phải sử dụng các giải pháp đắt tiền hoặc là 2G, 3G hoặc 4G, vốn không thích hợp với các ứng dụng IoT vốn có thông lượng thấp, chi phí thấp hoặc sử dụng các giải pháp mạng diện rộng tiêu thụ điện năng thấp (LPWAN), vốn có những hạn chế khi đòi hỏi phải có hạ tầng riêng biệt.

Mặc dù chưa triển khai thử nghiệm trong môi trường thực tế nhưng những kết quả theo lý thuyết cho thấy đây là một dự án khả quan và mang tính toàn cầu. Họ cho biết sẽ công bố sớm nhất những kết quả của thử nghiệm này. Cả hai cũng hy vọng các mạng di động được tối ưu hóa cho IoT sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2017.

Orange hy vọng thông qua hợp tác này sẽ trở thành nhà mạng tiên phong trong việc phát triển và thương mại hóa các ứng dụng IoT ngay trên nền hạ tầng mạng viễn thông di động hiện có của mình. Ngoài ra, nếu thành công, nhà mạng này sẽ có cơ hội tận dụng lại hạ tầng mạng 2G, hiện có diện tích phủ sóng lớn nhất nhưng có nguy cơ bị bỏ phí trong vài năm tới khi các thuê bao di động dần chuyển hết sang sử dụng 3G và 4G.

Lê Hường (Theo cellular-news.com)

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị