Toilet thông minh Bill Gates khuyên dùng có gì khác lạ?

Đây là sáng chế về toilet được quỹ từ thiện của Bill Gates tài trợ và được chính ông giới thiệu trên Facebook chính thức của mình.

toilet-thong-minh-bill-gates-khuyen-dung-co-gi-khac-la (1)

Theo báo cáo của Unicef, trên toàn thế giới vẫn có khoảng 2,5 tỷ người không có đủ điều kiện để trang bị bồn cầu đảm bảo vệ sinh.

Thậm chí, một số khu vực nằm ở mức báo động “đỏ” là Ấn Độ và khu vực cận sa mạc Sahara, nơi mà có tới gần 10 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết vì điều kiện vệ sinh không đảm bảo, tính từ năm 2000.

Để giải quyết triệt để vấn đề này, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Cranfield của Anh Quốc đã chế tạo thành công chiếc bồn cầu “xanh” với rất nhiều ưu điểm như: rẻ tiền, ứng dụng công nghệ nano, thân thiện với môi trường và có chức năng tái chế chất thải thành năng lượng.

Sản phẩm này là kết quả của chiến dịch “Tái sáng chế bồn cầu” do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ kinh phí, được khởi động từ năm 2012. Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho sáng chế này là “Nano Membrane Toilet” (tạm dịch là “Bồn cầu màng nano”).

Sáng chế này không chỉ nhận được sự tán dương và ủng hộ nhiệt tình từ tỷ phú Bill Gates mà còn thu về rất nhiều giải thưởng về thiết kế và công nghệ.

toilet-thong-minh-bill-gates-khuyen-dung-co-gi-khac-la

Không phải ngẫu nhiên mà chiếc bồn cầu “xanh” lại gặt hái được vô số giải thưởng như vậy, “bí mật” nằm ở cơ chế hoạt động vô cùng thông minh. Chiếc bồn cầu này có khả năng “tái chế” chất thải của con người thành nước sạch và điện!

Cơ chế hoạt động của bồn cầu như sau: Sau khi người sử dụng dùng xong, một bộ phận “cảm ứng mùi” sẽ tự động xoay phần gáo đỡ để chuyển toàn bộ “sản phẩm đầu ra” về một khoang chứa.

Sau đó, chất thải được lọc qua một màng nano đặc biệt, giúp tách và làm bốc hơi các phân tử nước khỏi chất thải, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh khỏi nước.

Nước bốc hơi được chuyển tiếp qua một máng, với sự giúp đỡ của khí,nó sẽ được đẩy qua một ống ngưng tụ và biến thành nước không chứa vi khuẩn ở dạng lỏng.

Nguồn nước này đủ sạch để dùng cho việc lau rửa trong nhà và tưới tiêu trang trại.

Chất thải rắn còn lại sẽ rơi xuống đáy của một thùng chứa, tại đó một vít Archimedes sẽ giúp đưa chất thải rắn tới khoang chứa thứ 2 phía sau. Chất thải rắn sẽ được đốt thành dạng tro để biến thành năng lượng.

Mặc dù thiết kế cho khâu tái chế chất thải rắn vẫn chưa hoàn thiện nhưng trong tương lai gần, các nhà nghiên cứu kỳ vọng năng lượng tro sẽ sản sinh ra điện năng, đủ để sạc các thiết bị di động hoặc các thiết bị điện tử loại nhỏ.

Trong lúc chờ đợi bồn cầu màng nano có thể sản sinh ra điện năng thì người sử dụng vẫn có thể yên tâm sử dụng tro từ quá trình đốt chất rắn. Với đặc tính giàu dinh dưỡng và không chứa vi khuẩn gây bệnh, loại tro này rất hữu dụng cho trồng trọt.

Chiếc bồn cầu có thể xử lý lượng chất thải của một gia đình 10 người. Tuy nhiên trong quá trình xử lý, chưa rõ giấy vệ sinh được thải ra sẽ được xử lý thế nào.

Trước mắt, sản phẩm này sẽ được ứng dụng thử tại Ghana, một quốc gia nghèo của Châu Phi. Nếu kế hoạch tiến triển tốt, dự án sẽ được triển khai trên toàn cầu.

Bên cạnh mục đích sáng chế vì người nghèo và những khu vực điều kiện sống còn thấp, các nhà nghiên cứu cũng kỳ vọng đưa sản phẩm ứng dụng trong quân đội, ngành xây dựng, trên du thuyền hoặc ở các sự kiện ngoài trời, thay thế cho các “nhà xí” truyền thống dễ bốc mùi và mất vệ sinh.

Theo ICT News

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị