Tổng giám đốc Qualcomm Đông Dương: “5G sinh ra không để dành cho smartphone”

Theo ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm Đông Dương, trong tương lai, mạng 5G ra đời không phải để phục vụ smartphone mà để kết nối mọi thiết bị trong cuộc sống con người như đô thị thông minh, nhà thông minh… Mạng di động thế hệ thứ 5 sẽ đủ năng lực để các nhà mạng cung cấp những dịch vụ mới và những trải nghiệm vượt trội dành cho người dùng.

e0a17228a27fb13f51a589ac74f19b13-300x225-1452735618920

Trong buổi trao đổi với báo chí mới đây, ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm khu vực Đông Dương đã chia sẻ về tầm nhìn của hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ về kết nối di động trong những năm tới. Trong đó, ông khẳng định, 5G ra đời không phải chỉ đề dành cho smartphone mà để phục v

ụ cho đô thị thông minh, nhà thông minh, ô tô thông minh và các thiết bị khác nữa. Với 5G, các nhà mạng có thể cung cấp những dịch vụ mới và giúp người dùng có nhiều trải nghiệm vượt trội so với thế hệ mạng 3G hay 4G hiện nay.

Cụ thể, mạng 5G sẽ phát triển rất đa dạng và phục vụ nhiều loại hình kết nối để đáp ứng những đòi hỏi lớn hơn của người dùng như xem video độ phân giải siêu cao trên các thiết bị di động. Những khái niệm về trạm phát sóng (base station) sẽ không còn khi các thiết bị có thể kết nối với nhau ở mọi vị trí. Nhiều loại hình kết nối như wi-fi và các kết nối không dây khác sẽ được hợp nhất trong nền tảng chung của mạng 5G.

tong-giam-doc-qualcomm-dong-duong-5g-sinh-ra-khong-de-danh-cho-smartphone-

Theo ông Thiều Phương Nam, mạng 5G không phải để phục vụ smartphone mà để phục vụ mọi kết nối của thiết bị trong kỷ nguyên Internet Of Things

Ông Thiều Phương Nam cho biết, hiện tại, việc phát triển mạng 5G đang ở trong giai đoạn quy chuẩn trước khi được thương mại hóa. Trong năm 2015, Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) đã tổ chức nhiều cuộc họp để các quốc gia sẽ thống nhất với nhau về một chuẩn chung đối với mạng 5G.

Theo kế hoạch, đến năm 2017, các tổ chức viễn thông trên thê giới sẽ thống nhất với nhau về chuẩn 5G bao gồm như chuẩn về tốc độ, thiết bị đầu cuối, thiết bị hạ tầng… Các quy chuẩn này sẽ được áp dụng đối với mọi thị trường trên toàn cầu.

Ông Thiều Phương Nam cũng chia sẻ rằng, dựa trên tầm nhìn của Qualcomm về mạng 5G, các chuyên gia của hãng đã nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm nhiều công nghệ, thiết bị. Các công nghệ mới khi được thử nghiệm trong phòng lab của hãng trước khi đưa ra thị trường.

Nhắc lại sự kiện con chip Snapdragon QSD8650 trên trước HTC Evo 4G là bộ vi xử lý đầu tiên trên thế giới hỗ trợ mạng 4G, Giám đốc Qualcomm Đông Dương tin tưởng rằng hãng sẽ là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ đi tiên phong trong việc đưa ra sản phẩm hỗ trợ công nghệ mạng 5G sau khi được chuẩn hóa.

Trong buổi trao đổi, ông Thiều Phương Nam cũng đã điểm lại lịch sử phát triển của các loại hình mạng viễn thông thế giới cứ 10 năm lại có công nghệ di động mới ra đời và được ứng dụng vào phục vụ xã hội.

Theo đó, vào thập niên 1980, mạng viễn thông thế hệ đầu tiên đã sử dụng công nghệ analog cho các cuộc gọi thoại. Sau đó, đến mạng 2G, con người đã số hóa được các cuộc gọi. Mạng 3G được phát triển từ những năm 2000 là một cuộc cách mạng của ngành viễn thông thế giới khi đưa được Internet lên các thiết bị di động và truyển tải nó thông qua mạng không dây.

Năm 2010, mạng di động thế hệ thứ 4 (4G) ra đời và đến nay đã phát triển đến công nghệ LTE-A với tốc độ truyền dữ liệu cao và độ trễ thấp. Dự kiến, mạng 5G sẽ được thương mại hóa vào năm 2020 tại một số quốc gia và sẽ có tên chính thức là IMT- 2020 bên cạnh tương tự như mạng 3G (IMT- 2000) và mạng 4G (IMT-Advanced) trước đó.

Theo ITCNews

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị