Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi thế giới như thế nào?

- in Uncategorized

Trí tuệ nhân tạo (AI) là sự “tư duy” của máy móc, trong đó các thiết bị sẽ bắt chước cách tư duy tự nhiên của con người để giải quyết các vấn đề. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 CMCN 4.0), AI là một trong những yếu tố then chốt.

Từ khái niệm tưởng chừng xa xôi, viễn tưởng, AI đang từng bước đi vào đời sống, hiện thực hóa giấc mơ về những loại máy móc có khả năng tư duy như con người.

AI đang xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống

Cụ thể là những sản phẩm hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của con người như các trợ lý giọng nói (Siri, Alexa và Google), những chiếc xe được sản xuất bởi Tesla diễn giải và phân tích môi trường xung quanh để tự lái một cách thông minh; Amazon theo dõi thói quen duyệt web của người dùng…

Trong lĩnh vực an ninh, cảnh sát Anh đã sử dụng AI để phát triển công cụ đánh giá khả năng phạm tội của nghi phạm. Theo TechCrunch, trong các thử nghiệm, AI cho ra kết quả chính xác trên 88%. Ngoài ra cảnh sát còn xây dựng chương trình phân tích hiện trường vụ án và phân tích hồ sơ.

Trong khi đó, cảnh sát thành phố Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc) sử dụng kính đặc biệt có phần mềm nhận diện khuôn mặt để phát hiện tội phạm bị truy nã tại nhà ga tàu hỏa có lưu lượng người cao. Nhờ công cụ trên, cảnh sát đã phát hiện 7 tội phạm gây tai nạn rồi bỏ chạy, tội phạm buôn bán người cùng 26 trường hợp lừa đảo chỉ sau vài ngày triển khai.

Ở mảng kinh tế, tài chính, công ty khởi nghiệp Sentient Technologies dành hơn 10 năm phát triển chương trình phân tích nhằm dự báo xu hướng của thị trường. Các “ông lớn” như quỹ đầu tư Bridgewater cũng chi rất nhiều tiền để phát triển AI nhằm thay thế cho mạng máy tính quản lý giao dịch từ thập niên 90.

Theo Digital Trends, có thể thấy, thế giới AI vô cùng rộng lớn, tuy nhiên những đột phá trong tương lai gần của nó sẽ là bước tiến dài hay bước lùi cho xã hội loài người?

AI- công cụ mạnh mẽ đi kèm với không ít vấn đề khó khăn

Các hệ thống AI có thể tiếp quản hàng ngàn, nếu không muốn nói là hàng triệu việc làm. Từ nhân viên thu ngân, nhân viên tiếp tân, tiếp thị qua điện thoại, giao dịch viên ngân hàng đều có thể dễ dàng bị thay thế. Khi hệ thống xe tự lái, máy bay không người lái tự vận hành hoàn thiện, các tài xế, nhân viên chuyển phát, giao hàng… có thể thất nghiệp. Các nhà máy cũng đang dần tự động hóa. Ngay cả công việc đòi hỏi tư duy cao như nhà báo cũng bị “đe dọa” bởi các thuật toán tin tức cải tiến có thể thu thập và cung cấp thông tin nhanh và chính xác hơn.

AI cũng có thể viết phần mềm, sửa chữa, bảo trì robot, và phát triển các hệ thống mới tốt hơn. Từ đó, máy móc có thể đảm nhận các công việc nguy hiểm như chữa cháy, khai thác mỏ, khoan dầu sâu dưới biển, xây dựng và các nghề nghiệp khác có tỷ lệ tử vong cao.

Hiện vẫn chưa thể biết khi lực lượng lao động toàn AI sẽ như thế nào, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng thế giới có thể là một nơi tươi sáng và bổ ích hơn với những cỗ máy đảm nhận những công việc nguy hiểm và buồn tẻ.

Tuy nhiên, khi càng nghiên cứu và phát triển AI, chúng ta càng thấy rõ rằng công cụ mạnh mẽ này đi kèm với không ít vấn đề nan giải.

Tiến bộ nhanh chóng do tự AI phát triển mà con người chưa hiểu hết như AI tự phát triển thuật toán ngôn ngữ trao đổi riêng… trở ngại lớn nhất không phải là công nghệ, mà là kinh tế và chính trị.

Chỉ cần một vài công ty độc quyền công nghệ kiểm soát những đột phá mới nhất trong việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, AI có thể hoạt động theo cơ chế mang lại lợi ích riêng cho những ai đủ khả năng… gây bất lợi cho xã hội.

Thực tế hiện nay, thế giới đang có bài học đau đầu về độc quyền công nghệ mà không dễ có lời giải từ các ông lớn công nghệ như Facebook, Google, Amazon./.

Nguồn vov.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với