Tự động hóa rèm cửa giành giải nhất cuộc thi về sản phẩm công nghệ thông minh

Với ý tưởng biến chiếc rèm cửa đơn giản trở nên thông minh khi có thể tự động đóng mở nếu phát hiện có người bước vào phòng, có chức năng hẹn giờ tự động chào buổi sáng hoặc điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp với căn phòng, hai học sinh khối THCS đã chiến thắng ở cuộc thi STEM IOT 2016 do Học viện STEM và Intel Việt Nam phối hợp tổ chức.

Cuộc thi Hackathon STEM IOT 2016 với chủ đề “Hành tinh thông minh” lần đầu tiên được tổ chức bởi Học viện STEM và Intel Việt Nam nhằm thúc đẩy niềm đam mê khoa học kỹ thuật, khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại trên thế giới của học sinh cấp THCS.

Sáng 25/6, vòng chung kết (vòng 3) cuộc thi Hackathon STEM IOT 2016 có sự tham gia của 10 nhóm học sinh đều đến từ các trường trung học hàng đầu Hà Nội như Chu Văn An, Marie Curie, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Tất Thành, FPT, Nguyễn Tất Thành, Giảng Võ và Hà Nội – Amsterdam.

Ở vòng thi này, các nhóm thi trình diễn và thuyết trình về dự án. Mỗi nhóm có 10 phút thi, gồm 5 phút trình bày về dự án và 5 phút phản biện với Ban giám khảo. Điểm số của Ban Giám khảo chiếm 70% tổng điểm, 30% tổng điểm còn lại là điểm bình chọn trên trang Facebook của Học viện STEM

Vượt qua nhiều ý tưởng khác, đề tài “Rèm tự động” của em Nguyễn Thế Tôn và Cao Hoàng Hải hiện đang học lớp 8 Trường Đoàn Thị Điểm và lớp 9 Trường Nguyễn Tất Thành, Hà Nội đã đạt giải nhất cuộc thi. Sản phẩm của hai học sinh khối THCS là một thiết bị có thể giúp tự động hóa rèm cửa nhằm đơn giản hóa tiện ích trong sinh hoạt hàng ngày.

tudonghoaremcuagianhgiainhatcuocthivesanphamcongnghethongminh

Thế Tôn và Hoàng Hải thuyết trình sản phẩm “Rèm tự động” trước ban giám khảo

tudonghoaremcuagianhgiainhatcuocthivesanphamcongnghethongminh (1)

Chủ nhân của đề tài “Rèm tự động” nhận giải nhất cuộc thi

Hai giải Nhì đã được trao cho các nhóm Modern với sản phẩm “Nhà kính thông minh”; và nhóm Brain Storm với sản phẩm “Máy đo khí tượng thông minh”. Đáng chú ý là đề tài “Nhà kính thông minh” của nhóm học sinh Tiến Đạt, Minh Ngọc và Duy Hiếu được sự quan tâm đặc biệt của Ban giám khảo cùng như các bậc phụ huynh. Nhóm mong muốn sau khi hoàn thành, sản phẩm của mình có thể tự động hóa tất cả các quy trình phục vụ cho lĩnh vực trồng rau an toàn, cũng như đảm bảo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang “nhức nhối” hiện nay.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng đã trao 3 giải Ba cho các nhóm học sinh: nhóm Dream Team với ý tưởng “Ngôi nhà thông minh”; sản phẩm “Cánh quạt tự động” của nhóm Creeper và sản phẩm “Mạch điện thông minh” của nhóm Technology.

Theo Ban tổ chức, trước vòng thi này, trong gần 2 tuần, các nhóm học sinh đã được tham gia vào một khóa huấn luyện “STEM TUHOC IOT” gồm tổng cộng 8 buổi (3 giờ/1 buổi) với các huấn luyện viên đã có kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc. Tại đây, các em học sinh được đào tạo về kiến thức lập trình thông qua việc lập trình phần cứng nguồn mở Arduino; kiến thức, phương pháp tìm hiểu và sử dụng các Module phần cứng cơ bản trong bộ TUHOC và bộ nâng cấp tương thích với Genuino 101 mới nhất của Intel để thiết kế, xây dựng và sáng tạo một sản phẩm công nghệ ứng dụng IOT, như thiết bị thông minh, đồ vật thông minh (điều khiển, nhận dạng, giám sát, cảnh báo…).

Phương pháp học tập được áp dụng trong thời gian huấn luyện là phương pháp giáo dục STEM đang thịnh hành trên thế giới. Với phương pháp này, học sinh sẽ được trau dồi và phát huy những kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21 như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng cộng tác, kỹ năng làm việc theo dự án,… giúp học sinh phát triển toàn diện.

STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

IOT (Internet Of Things) là thuật ngữ dùng để chỉ các đối tượng có thể được nhận biết (identifiable) cũng như chỉ sự tồn tại của chúng trong một kiến trúc mang tính kết nối. Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản IOT là tất cả các thiết bị có thể kết nối với nhau. Việc kết nối thì có thể thực hiện qua Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại… Các thiết bị có thể là điện thoại thông minh, máy pha cafe, máy giặt, tai nghe, bóng đèn, và nhiều thiết bị khác.

Theo Dân Trí

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị