Ứng dụng robot AI giúp học sinh nâng cao kỹ năng học ngoại ngữ
Việc sử dụng robot thông minh, robot trí tuệ nhân tạo trong việc đào tạo ngoại ngữ đang được nhiều nước áp dụng và xu hướng này ngày càng phổ biến.
Tại Phần Lan, giáo viên Robot dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học tại Phần Lan. Elias – giáo viên ngoại ngữ mới trong một trường tiểu học ở Phần Lan – là một giáo viên cực kỳ kiên nhẫn, sẵn sàng giảng đi giảng lại cho học sinh và không bao giờ khiến các em ngại đặt câu hỏi.
Thậm chí Elias còn có thể nhảy điệu ‘Gangnam Style’ trong lớp. Và Elias là một con robot. Robot có thể hiểu vào nói được 23 ngôn ngữ và được trang bị phần mềm giúp hiểu được nhu cầu, ghi nhận mức độ kỷ năng của học sinh và tự động điều chỉnh các câu hỏi cho phù hợp. Elias là một trong bốn robot thuộc chương trình thử nghiệm ở các trường tiểu học tại thành phố Tampere.
Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch giới thiệu robot thông minh (AI) giúp trẻ cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh. Theo đó, Bộ Giáo dục Nhật Bản sẽ tung ra một chương trình thí điểm để kiểm tra tính hiệu quả của sáng kiến này vào tháng 4/2019.
Sáng kiến này ban đầu sẽ được triển khai tại 500 trường học trên toàn quốc, với mục đích thực hiện đầy đủ các chiến lược trong hai năm tới. Chương trình đào tạo này cũng bao gồm đi kèm ứng dụng nghiên cứu và các phiên trò chuyện trực tuyến với robot nói tiếng Anh bản ngữ. Nhật Bản đã đề xuất nâng cao kỹ năng tiếng Anh này trước sự gia tăng khách du lịch dự kiến trong Thế vận hội Mùa hè 2020 ở Tokyo.
Việc dạy học bằng robot không phải là câu chuyện mới. Từ nhiều năm qua, các quốc gia phát triển như Đức, Anh, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Singapo… đang thí điểm nhiều lớp học ngôn ngữ với robot ở nhiều cấp độ. Gần đây nhất, Viện Khoa học và công nghệ Hàn Quốc triển khai kế hoạch sử dụng người máy để dạy tiếng Anh cho học sinh ở các trường địa phương với nguồn trợ giúp tài chính từ chính phủ nước này.
Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục diễn ra trên ba “mặt trận” chính: sử dụng robot dạy học, phát triển trí tuệ nhân tạo và xây dựng các giải pháp phần mềm sư phạm.
Nguồn dantri.com.vn