Vai trò của trí thông minh nhân tạo đối với cách mạng y tế tại Canada

Vai trò của trí thông minh nhân tạo đối với cách mạng y tế tại Canada

Canada hiện là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển trí thông minh nhân tạo (AI), phần lớn nhờ công lao của Geoffrey Hinton.

Geoffrey Hinton là một nhà khoa học máy tính về tâm lý học nhận thức thuộc Đại học Toronto. Ông còn được coi là cha đẻ của “deep learning” – yếu tố thúc đẩy sự bùng nổ của AI ngày nay.

Trong bài viết đăng trên tờ Global and Mail của đồng tác giả Adam Kassam và Naila Kassam, cả hai cho biết Geoffrey Hinton là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực machine-learning và AI. Thực tế cho thấy khi AI ngày càng phát triển, cộng đồng y khoa phải sử dụng chuyên môn lâm sàng của mình để giúp phát triển công nghệ và AI nhằm cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Ví dụ, machine-learning có thể giúp xác định các dấu hiệu và triệu chứng liên quan ở người bệnh để cho kết quả chẩn đoán chính xác hơn. Kỹ thuật này được phát triển khá nhanh trong lĩnh vực quang tuyến do số lượng bệnh nhân tăng cao. Các thuật toán ra lệnh cho máy tính xác định, cải tiến và giải thích các nghiên cứu về X quang. Các chương trình thông minh giúp dự đoán nhóm bệnh nhân nào được hưởng lợi nhiều nhất từ dịch vụ phục hồi chức năng, qua đó hỗ trợ thực hiện các phương pháp trị liệu cá nhân cụ thể.

Bên cạnh đó, các công nghệ AI khác cũng đang được tạo ra với mục tiêu cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người già trong một xã hội đang đối mặt với tình trạng lão hóa dân số như ở Canada.

Một điều quan trọng là công nghệ có tiềm năng giải phóng các y bác sĩ khỏi những công việc giấy tờ tẻ nhạt vốn khiến họ luôn mệt mỏi. Kết quả là các bác sĩ sẽ có nhiều thời gian hơn cho bệnh nhân.

Bằng cách củng cố các mối quan hệ đối tác, cộng đồng chăm sóc sức khỏe sẽ đảm bảo rằng Canada tiếp tục phát huy được tính ưu việt của AI bằng cách tăng cường chăm sóc bệnh nhân và cải thiện hiệu quả cũng như kết quả công việc.

Theo vtv.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với