Việt Nam ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ IoT in 3D, thực tại ảo, vô tuyến thông minh

Cùng với các công nghệ in 3 chiều (3D), thực tại ảo (Virtual Reality), thực tại tăng cường (Augmented Reality) và vô tuyến thông minh, công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) cũng vừa được bổ sung vào Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 13 sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển ban hành kèm theo Quyết định 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 66).

Có hiệu lực thi hành từ 15/6/2017, Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung vào Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển 4 công nghệ gồm: Công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT); Công nghệ thực tại ảo (Virtual Reality), công nghệ thực tại tăng cường (Augmented Reality); Công nghệ vô tuyến thông minh; Công nghệ in 3 chiều (3D).

Đáng chú ý, những công nghệ mới được thêm vào Danh mục công nghệ cao nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển đều là những công nghệ nền tảng, làm nên đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0) và được các chuyên gia đánh giá là những công nghệ đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội.

 

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng bổ sung 16 nhóm sản phẩm, dịch vụ vào Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, bao gồm:

+ Mô-đun, thiết bị, phần mềm, giải pháp tích hợp IoT;

+ Phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ ảo hóa và điện toán đám mây;

+ Phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ cho chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử, thương mại điện tử, đào tạo điện tử, quảng cáo điện tử;

+ Phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ thực tại ảo, thực tại tăng cường;

+ Phần mềm, thiết bị, giải pháp vô tuyến thông minh;

+ Phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ kiểm thử phần mềm tự động;

+ Dịch vụ tư vấn, thiết kế CNTT

+ Dịch vụ tích hợp hệ thống CNTT

+ Dịch vụ quản trị hệ thống CNTT

+ Dịch vụ cho thuê hệ thống CNTT

+ Dịch vụ xử lý, phân tích, khai thác cơ sở dữ liệu lớn (Big Data)

+ Dịch vụ BPO, KPO, ITO điện tử

+ Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử

+ Dịch vụ đánh giá, kiểm định an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin

+ Phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ in 3D.

Với việc bổ sung nêu trên, đến nay Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển đã được nâng lên 62 công nghệ và tổng số sản phẩm, dịch vụ trong Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển đã là 130.

Cũng tại Quyết định 13, Thủ tướng Chính phủ đã sửa đổi tên một số công nghệ, sản phẩm thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển ban hành kèm theo Quyết định 66.

Cụ thể, với danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, “Công nghệ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin ở mức cao” được sửa thành “Công nghệ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin”; “Công nghệ mạng thế hệ sau (NGN, LTE-A,  IMT-advanced)” được sửa thành “Công nghệ mạng thế hệ sau (NGN, 4G, 5G); “Công nghệ ảo hóa và tính toán đám mây” được sửa thành “Công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây”.

Tương tự, đối với Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, một số sản phẩm  trong danh mục này cũng được sửa tên như: “Phần mềm đảm  bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin ở mức cao” sửa thành “Phần mềm, giải pháp, dịch vụ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin”; “Thiết bị đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin ở mức cao” sửa thành “Thiết bị đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin”; “Thiết bị, phần mềm, phụ kiện mạng thế hệ sau (NGN, LTE-A,  IMT-advanced)” được sửa thành “Mo-đun, thiết bị, phần mềm mạng thế hệ sau (NGN, 4G, 5G)”.

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với