Chi tiết suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái: Lợi ích và thủ tục dự án

- in Tổng Hợp

Một suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì? Thủ tục đầu tư dự án này như thế nào? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn!

Những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi chọn suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái

Thứ nhất: Chủ động nguồn điện, giảm tiền điện mỗi tháng

Khi doanh nghiệp chọn suất đầu tư 1MW điện mặt trời nghĩa là doanh nghiệp đang thực hiện việc chủ động tạo nguồn điện sạch tại chỗ cung cấp cho nhu cầu kinh doanh, sản xuất của mình. Hệ thống 1MW sẽ cung cấp lượng điện mặt trời khá lớn, doanh nghiệp hạn chế việc lấy điện từ lưới điện quốc gia, nhờ đó tiền điện mỗi tháng sẽ giảm (cũng chính là giảm chi phí vận hành). Cần lưu ý rằng, không giống như giá điện bán lẻ sinh hoạt, giá điện áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tính theo khung giờ và giờ cao điểm lên đến gần 3.000-4.300 đồng/kWh. Do vậy, việc tạo ra điện sẽ giúp tiết kiệm được khoản tiền khá lớn cho doanh nghiệp.

Khi lắp đặt điện mặt trời, doanh nghiệp cũng giảm được chi phí điện cho hệ thống làm mát nhờ văn phòng, nhà xưởng… bên dưới mát hơn. Không chỉ vậy, trong không gian mát mẻ, các máy móc, thiết bị trong công trình vận hành hiệu quả hơn, độ bền tăng lên; người lao động cũng làm việc với năng suất cao hơn.

Việc doanh nghiệp tự nguồn điện tại chỗ bằng suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái còn góp phần làm giảm gánh nặng cho các đơn vị điện lực trong khu vực, nhất là ở các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung số lượng lớn công ty sản xuất, mức độ tiêu thụ điện cao. Điều này có lợi cho chính hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì nếu xảy ra thiếu điện thì rất có thể doanh nghiệp sẽ phải đối mặt nguy cơ gián đoạn hoạt động sản xuất.

suat-dau-tu-1-mw-dien-mat-troi= Điện mặt trời giúp doanh nghiệp chủ động nguồn điện, giảm tiền điện mỗi tháng

Thứ 2: Bảo vệ mái, giúp mái bền hơn

Với một suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái, doanh nghiệp chỉ cần khoảng 8.000m2 mái nhà xưởng, văn phòng đang nhàn rỗi. Điều này đơn giản hơn so với một nhà máy điện mặt trời 1MW vì nhà máy điện sẽ cần một diện tích đất trống 1ha. Trước giờ, các doanh nghiệp ít khi tận dụng hết mái văn phòng, nhà xưởng, mái thường được để trống trong suốt thời gian tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Trong khi đó, các tấm quang điện lại góp phần bảo vệ mái, giúp mái bền hơn vì không còn phải tiếp xúc trực tiếp với nắng, mưa, thậm chí mưa đá… Mái nhà bền hơn sẽ tránh được các nguy cơ như nước mưa làm hư hại sản phẩm, doanh nghiệp phải gián đoạn hoạt động để thực hiện sửa chữa…

Thứ 3: Tăng lợi thế cạnh tranh nhờ sản xuất “xanh”

“Thương trường như chiến trường”, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và bứt phá trên thị trường thì phải đi đúng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và tạo được các lợi thế cạnh tranh. Hiện nay, ưu tiên doanh nghiệp thực hiện sản xuất “xanh”, thân thiện với môi trường đang là xu hướng của người tiêu dùng toàn cầu khi lựa chọn sản phẩm, cũng là yêu cầu của nhiều thương hiệu lớn. Do vậy, để thu hút khách hàng tiềm năng và mở rộng cơ hội kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng năng lượng sạch như suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái – một lựa chọn với nhiều lợi ích thiết thực.

Thứ 4: Giảm chi phí lắp đặt, rút gọn thời gian hoàn vốn

Công nghệ điện mặt trời ngày càng phát triển, chi phí lắp điện mặt trời áp mái cũng giảm theo. Giá điện mặt trời đầu tư 1MW điện mặt trời hiện nay cũng thấp hơn khá nhiều so với 2-3 năm trước. Hơn nữa, thông thường, so với hệ thống quy mô nhỏ và vừa, hệ thống công suất 1MW được đánh giá là tiết kiệm hơn do chi phí của mỗi kWp thấp hơn nhiều. Chi phí đầu tư càng thấp, thời gian hoàn vốn càng ngắn, lợi nhuận đạt được càng cao – bài toán đầu tư điện mặt trời cho doanh nghiệp khá rõ ràng. Tính toán hoàn vốn cho hệ thống điện mặt trời cho thấy với hệ thống điện mặt trời mái nhà công suất 1MW của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, chỉ khoảng từ 4-5 năm doanh nghiệp sẽ hoàn vốn và sau đó hoàn toàn sinh lời.

Xem thêm : Giải pháp giúp doanh nghiệp sở hữu hệ thống điện mặt trời giá 0 đ

suat-dau-tu-1-mw-dien-mat-troi Chi phí đầu tư và thời gian hoàn vốn hệ thống điện mặt trời đã giảm nhiều so với vài năm trước

Thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời 1MW được quy định thế nào?

Nhiều doanh nghiệp khi lựa chọn suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái lo lắng về thủ tục đầu tư lắp đặt, sợ phải xin phép nhiều cấp bậc và quy trình hành chính rườm rà. Thực ra, thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời áp mái rất nhanh gọn, quy trình đơn giản hơn rất nhiều so với các suất đầu tư nhà máy điện mặt trời. Doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời áp mái không cần giấy phép hoạt động điện lực, chỉ cần đăng ký đấu nối với bên mua điện. Chi tiết về thủ tục và trình tự thực hiện đã được Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể trong Thông tư số 18/2020/TT-BCT. Bạn có thể xem chi tiết về thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời áp mái tại các hộ gia đình, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất ở bài viết này!

Thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời nhanh gọn, đơn giản cũng là một nguyên nhân khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển điện mặt trời và lắp đặt hệ thống điện mặt trời dưới 1MW trên mái văn phòng, nhà xưởng. Đặc biệt, nếu hoàn thiện hệ thống, đưa suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái vào vận hành và xác nhận chỉ số phát điện trước thời hạn năm 2021 theo như Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg Về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam thì doanh nghiệp còn được hưởng giá bán điện mặt trời hấp dẫn.

Nguồn : Vũ Phong Solar

Bạn có quan tâm tới

Đón đầu xu hướng: Hợp tác lắp đặt trạm sạc xe điện 0 đồng, lợi nhuận bền vững

Xe điện đang trở thành xu hướng toàn