Đánh giá thế nào về Sophia – robot công dân đầu tiên của thế giới?

Đánh giá thế nào về Sophia – robot công dân đầu tiên của thế giới?

Đã có nhiều ý kiến trái chiều về AI của Sophia, một robot nhận được ‘quyền’ ở một đất nước mà phụ nữ chỉ mới được phép lái xe gần đây. 

Các chuyên gia trong lĩnh vực này đã hoài nghi về nhận thức của Sophia, một robot cũng là một ngôi sao truyền thông. Mặc dù được trình bày là chỉ cần một vài cập nhật phần mềm để đạt tới cấp độ nhận thức của con người, nhưng các chuyên gia cho rằng, Sophia đang “ảo tưởng” nhiều hơn là có trí thông minh thực thụ.

Ben Goertzel – nhà khoa học trưởng tại Hanson Robotics, công ty sản xuất Sophia, nói rằng “không lý tưởng” là một số người nghĩ Sophia có trí thông minh nhân tạo hoặc AGI (thuật ngữ công nghiệp cho trí thông minh tương đương với con người), nhưng ông thừa nhận rằng có một số quan niệm sai lầm về cô robot này.

“Trong hầu hết sự nghiệp của nghiên cứu của tôi, mọi người tin rằng đạt được một AI ở cấp độ con người là vô vọng”. Bây giờ, ông nói, một nửa công chúng nghĩ rằng chúng ta đã làm được. Và ông cũng cho rằng sẽ tốt hơn là đánh giá cao cơ hội tạo ra máy móc thông minh hơn con người. “Tôi là một người rất lạc quan về trí tuệ nhân tạo rộng – AGI, và tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt được điều đó trong vòng 5 đến 10 năm nữa kể từ bây giờ. Từ quan điểm đó, tôi nghĩ rằng chúng ta làm được có sai số nhỏ hơn nghĩ rằng chúng ta sẽ không bao giờ làm dược”, Goertzel nói.

Ông thừa nhận rằng Sophia có thể không làm hài lòng các chuyên gia, nhưng ông cho rằng, Sophia đang truyền đạt điều gì đó độc đáo cho khán giả. “Nếu tôi nói với mọi người rằng tôi đang sử dụng logic xác suất để lý luận về cách tốt nhất tạo dòng lập luận lùi trong công cụ logic của chúng tôi, họ sẽ không biết tôi đang nói về cái gì. Nhưng nếu tôi cho họ thấy một gương mặt robot cười tươi, họ sẽ cảm thấy rằng AGI đang rất gần và khả thi”.

Cũng không công bằng khi nói Sophia không thông minh. Sophia sử dụng một số lượng lớn các phương pháp AI, như tính năng theo dõi khuôn mặt, nhận dạng cảm xúc và các chuyển động robot được tạo ra bởi các mạng thần kinh nhân tạo. Và mặc dù hầu hết các cuộc đối thoại của Sophia đến từ một quy trình quyết định đơn giản (khi bạn nói X, nó trả lời Y), những gì Sophia nói được tích hợp với các yếu tố đầu vào khác theo một cách độc đáo. Dù đây không phải là bước đột phá trong các công ty như DeepMind hay các phòng thí nghiệm đại học, nhưng đây cũng không phải là đồ chơi.

“Tôi sẽ không hoàn toàn gọi là AGI, nhưng cũng không phải đơn giản để làm cho nó hoat động”, Goertzel nói “và Sophia hoàn toàn tiên tiến về mặt tích hợp nhận thức, hành động và đối thoại”.

Khi được hỏi về những nhận xét từ các nhà học thuật như Bryson, người đề xuất rằng việc cấp quyền công dân cho robot quyền làm giảm giá trị của con người, Goertzel phản đối mạnh mẽ. Ông nói rằng quyết định của Saudi Arabia để cấp quyền công dân cho Sophia cho thấy mong muốn trở nên tiến bộ hơn của đất nước này. “Ở Saudi Arabia, cấp quyền công dân cho robot dường như tương quan với việc gia tăng hơn là suy giảm quyền con người nói chung”, ông nói và chỉ ra những thay đổi gần đây như cho phép người Do Thái làm việc trong nước và cho phụ nữ quyền lái xe.

Goertzel nói rằng với tốc độ tiến bộ hiện tại, xã hội có thể sẽ buộc phải suy nghĩ lại các khái niệm như quyền và thậm chí là dân chủ. Ông đưa ra ví dụ về một người nào đó in 3D một loạt các robot có quyền biểu quyết để tác động lên một cuộc bầu cử. “Nếu bạn lập trình cho chúng bỏ phiếu theo một cách nào đó, và tất cả chúng đều tự động làm việc theo cùng một cách, đột nhiên bạn sẽ có một chế độ độc tài của robot”, ông nói.

Đối với Goertzel và Hanson Robotics, có nhiều yếu tố khác trong cuộc chơi này. Khi được hỏi tại sao Sophia tiếp tục xuất hiện trên truyền thông và trở thành chủ đề bàn tán, câu trả lời của Goertzel rất đơn giản: “Mọi người yêu mến chúng, chúng vừa làm phiền vừa mê hoặc mọi người. Dù chúng là gì, chúng cũng là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời”.

Nguồn enternews

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với