5 Startup Việt đáng quan tâm nhất trong năm 2016

Trong khi thương mại điện tử và social media đang là hai lĩnh vực được mùa nhất, thì bên cạnh đó một số startup về giáo dục, tài chính và nông nghiệp cũng khuấy động hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam không kém.

w620h405f1c1-files-articles-2015-1092862-startup-doanhnhansaigon-1-1453440943641-crop-1453446644570

Dưới đây là 5 Startup có những bước đột phá lớn và trong năm nay có thể trở thành điểm nóng cho các nhà đầu tư:

Umbala.tv: tiến tới truyền hình cá nhân

Được thành lập vào năm 2015, Umbala được xem là phiên bản Việt của Snapchat khi nó đã giành được giải thưởng đầu tiên của cuộc thi Startup do Forbes Việt Nam tổ chức.

Startup này cho phép mọi người tạo ra các video 12 giây, có thể tồn tại trong 12 giờ trước khi tự hủy. Tuy nhiên, Umbala được dần chuyển sang “thế hệ tiếp theo của phát sóng truyền hình cá nhân”, Ông Thảo Nguyễn, đồng sáng lập của Umbala cho biết.

“Khi quyết định chuyển trụ sở đến Thung lũng Silicon, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi và quyết định làm một cái gì đó lớn hơn. Umbala sẽ cho phép người dùng xem các sự kiện và tin tức mới nhất được đăng bởi người dùng địa phương trên toànthế giới. Ví dụ, nếu bạn quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Paris, bạn hoàn toàn có thể theo dõi trên ứng dụng Umbala”

Umbala đang triển khai tính năng mới của mình ở các thành phố lớn của Mĩ và các trường đại học như Stanford, Harvard và UC Berkeley. Ông Thảo Nguyễn cho biết họ đã nhận được thêm đầu tư từ các quỹ 500 Startups và SOSVentures sau cuộc thi của Forbes Việt Nam.

“Chúng tôi đang đàm phán cho vòng gọi vốn đầu tiên (seed funding stage). Thông thường số tiền cho vòng này ở Mĩ là 1 triệu đô.”

How.vn: có thể được đầu tư

How.vn là một trang web cung cấp video với lời khuyên hữu ích và thông tin về các loại khác nhau từ giáo dục, công nghệ đến hướng dẫn nấu ăn. Phát triển bởi công ty TNHH TC Việt Nam, một công ty tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên nền tảng cung cấp tiếp thị trực tuyến và dịch vụ nội dung số.

How.vn đang chạy ở phiên bản thử nghiệm và chưa phải là cái tên phổ biến trong cộng đồng startup Việt. Tuy nhiên có tin đồn là sắp có một công ty truyền thông của Australia sẽ đầu tư 2 triệu đô la để xây dựng How.vn trở thành một nền tảng video giáo dục trực tuyến.

Năm 2016 chắc chắn sẽ có nhiều tin tức hơn về startup này.

Lozi: nhắm đến sân chơi khu vực lớn hơn

5-startup-viet-dang-quan-tam-nhat-trong-nam-2016

Liệu Lozi sẽ trở thành một Foody thứ hai – một mạng xã hội ăn uống Việt đã hoàn thành vòng gọi vốn thứ tư (serie C) và mở rộng kinh doanh sang một số nước châu Á?

Lozi công bố họ đã nhận được khoản tiền 7 chữ số thông qua vòng gọi vốn serie A, với nhà đầu tư là Golden Gate Ventures và DesignOne Japan Inc. Lãnh đạo của công ty cũng bày tỏ hy vọng sắp tới họ đạt được tầm cỡ ở sân chơi khu vực. Ba người sáng lập của Lozi, bỏ học và được đào tạo thông qua chương trình Việt Nam Silicon Valley của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trần Minh Sơn, người sáng lập Lozi, cho biết mạng xã hội giống Pinterest nhưng về ẩm thực này khác với Foody nhờ tương tác sâu hơn với người sử dụng.

Hiện nay, Lozi đã chứng kiến ​​hơn 500.000 lượt tải ứng dụng và khoảng 600.000 người dùng đã đăng ký dựa trên web với 4 triệu lượt xem mỗi tháng.

Mặc dù số tiền đầu tư của các quỹ không được tiết lộ, nhưng theo một nguồn tin cho biết Golden Gate Ventures và DesignOne Nhật Bản đánh giá Lozi có giá trị khoảng 2 triệu đô la. Số tiền thu được sẽ được sử dụng cho nghiên cứu và phát triển, đồng thời mở rộng quy mô đến các thành phố khác ở Việt Nam và khu vực trong vòng hai năm tới.

MimosaTek: trồng trọt công nghệ cao

5-startup-viet-dang-quan-tam-nhat-trong-nam-2016 (1)

Agritech là một trong những từ khóa quan trọng của startup Việt Nam trong năm 2015. Nhờ có sự quan tâm ngày càng tăng đến Agritech mà đã có nhiều startup thâm nhập vào lĩnh vực này và một số đã được tài trợ.

Một trong số đó là MimosaTek, phát triển từ ý tưởng ​​tốt nghiệp của Học viện Topica. Startup này đã thắng được 15.000 đô la tiền tài trợ hạt giống từ cuộc thi vào tháng mười hai.

Bằng cách ứng dụng Internet of Things vào nông nghiệp, MimosaTek giúp nông dân tối ưu hóa việc trồng trọt và thu hoạch, đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. “Với việc nhận được sự quan tâm của cộng đồng thông qua giải thưởng đầu tiên ở Go Live! Chúng tôi đã được chọn vào top 3 bởi khán giả và ban giám khảo.

Ý nghĩa của sự kiện này được thể hiện qua sự quan tâm của cộng đồng những người muốn xây dựng một ngành nông nghiệp dựa trên công nghệ cao đối với những gì MimosaTek đã làm “, ông Nguyễn Khắc Minh Trí, người sáng lập và CEO của startup nói.

LoanVi: hướng đến những người không tiếp cận được ngân hàng

LoanVi là một startup tài chính thu hút được sự chú ý gần đây và sẽ có thể tiếp tục phát triển trong năm 2016. Cũng giống như Lozi, LoanVi có nền tảng phát triển từ chương trình Việt Nam Sillicon Valley khi được hỗ trợ 10.000 đô la.

LoanVi muốn xây dựng một nền tảng tài chính vi mô. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, dân số nông thôn của Việt Nam là 70% trong khi top 20% dân số có thu nhập từ 500 USD / tháng trở lên, vì vậy không có nhiều người ở Việt Nam có đủ điều kiện cho giải pháp tài chính như vay ngân hàng hay thấu chi.

Tuy nhiên thị trường vay của những người này tồn tại, ngân hàng Nhà nước Việt Nam ước tính thị trường này có giá trị lên tới 40 tỷ đồng mỗi năm. Khách hàng vay tại Việt Nam chỉ cần mượn một số tiền nhỏ nhưng với khối lượng lớn. Đây là thị trường LoanVi muốn giải quyết.

LoanVi đã thu hút được đầu tư bước đầu từ quỹ hỗ trở khởi nghiệp SparkLabs của Hàn Quốc và cũng tốt nghiệp chương trình ​​của cơ quan phát triển kinh tế Startup Chile. Sẽ thật thú vị để chúng ta quan sát cách LoanVi quản lý và làm việc thế nào với mô hình tài chính còn nhiều hoài nghi này tại Việt Nam.

Theo Cafebiz

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị