Châu Á đã sẵn sàng triển khai Thành phố Thông minh?

Nhận định của ông Harald Preiss, Giám đốc Nokia Bắc Á, về mức độ sẵn sàng của Châu Á với thành phố thông minh.

harald-preiss_dec2015

Ông Harald Preiss, Giám đốc Nokia Bắc Á

Các thành phố tại Châu Á đang phải đối mặt tốc độ đô thị hóa nhanh chưa từng có cùng các vấn đề cấp bách như sự gia tăng tầng lớp trung lưu, bùng nổ dân số, nhân khẩu học thay đổi và áp lực bảo vệ môi trường gia tăng.

Hơn một nửa số siêu đô thị trên thế giới hiện đang tập trung tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Số siêu đô thị này dự kiến sẽ tăng từ 32 lên 62 vào năm 2025. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, Châu Á đang hướng đến mô hình thành phố thông minh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút các hoạt động kinh doanh mới và đối phó với các vấn đề phát sinh do gia tăng dân số.

Các thành phố tại Châu Á đã sẵn sàng trở nên thông minh?

nokia_im_crossing01_original_lr_rgb
Các thành phố đang tìm kiếm những giải pháp mới có ảnh hưởng sâu rộng như hệ thống giao thông thông minh, cải thiện an ninh công cộng thông qua giám sát tự động, và thiết lập các dịch vụ chính phủ điện tử.Mục tiêu cao nhất  là dùng công nghệ làm đòn bẩy giúp tối ưu hóa việc quản lý thành phố và nâng tầm chất lượng cuộc sống.

Sự thành công của thành phố thông minh dựa trên sự kết hợp hiệu quả giữa sự hiện diện rộng khắp của trí thông minh nhúng với mạng truyền thông số nền tảng của thành phố.

Tuy nhiên, một số hệ thống mạng hiện tại ở Châu Á chưa được trang bị đầy đủ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về băng thông và độ trễ cần thiết cho hàng ngàn thiết bị kết nối .

Báo cáo mới của Công ty tư vấn Nokia Bell Labs cho thấy nhu cầu  dữ liệu di động tăng mạnh từ phía người dùng và doanh nghiệp sẽ vượt quá khả năng các nhà mạng vào năm 2020.

Đến năm 2020, nhu cầu về dịch vụ dữ liệu di động trên toàn cầu sẽ tăng trung bình từ 30 đến 45 lần so với năm 2014. Các nước đang phát triển tại Châu Á,  các nước Trung Đông và châu Phi sẽ tăng 98 lần.

Một vấn đề nan giải khác là sự xuất hiện của IoT trong việc cân bằng mạng lưới, với tổng số thiết bị kết nối IoT (trừ các thiết cầm tay) dự kiến tăng từ 1,6 tỷ (2015) lên khoảng 20 đến 46 tỷ (2020).

Các nhà mạng phải đối diện với nhiệm vụ xử lý các kết nối đơn lẻ từ hàng tỷ thiết bị đầu cuối. Lưu lượng kết nối tạo ra bởi các ứng dụng M2M mỗi  ngày khi kết nối tất cả các thiết bị IoT sẽ tăng từ 16 đến 135 lần vào năm 2020 – gấp ba lần lưu lượng số kết nối do con người tạo ra qua các cuộc gọi VoIP  hoặc tra cứu trực tuyến.

Có thể thấy rõ thành phố thông minh sẽ mang đến thách thức cho các nhà mạng khi phải đồng thời đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất trên từng bit dữ liệu, đồng thời phải hỗ trợ nhu cầu cá nhân hóa rộng khắp.

Thiết kế và xây dựng mạng cho thành phố thông minh

Số lượng lớn các thiết bị IoT hiện diện khắp mọi nơi sẽ gây ảnh hưởng đến các mạng chuyên dụng (mission-critical).

nokia_im_crossing03_original_lr_rgb
Để đáp ứng nhu cầu tăng cao của Thành phố Thông minh, các mạng tương lai phải đáp ứng các tiêu chí: Tránh được tình trạng nghẽn mạng, hỗ trợ kiến trúc đám mây biên (edge cloud architecture) với độ trễ cực thấp. Các mạng cũng cần phải có hiệu quả về mặt chi phí – Tiêu chí này có thể đạt được qua các tính năng mạng ảo hóa. Mạng cũng cần có khả năng mở rộng tốt.Mỗi ứng dụng IoT có yêu cầu rất đa dạng về mặt kết nối, độ tin cậy, bảo mật, độ trễ, tốc độ dữ liệu, tính di động và tuổi thọ pin. Tất cả yêu cầu đều phải được đáp ứng với mức chi phí cực thấp tính trên từng bit dữ liệu; lý do vì truyền thông thiết bị-đến-thiết bị (M2M) thường không có giá trị bằng giao tiếp giữa con người.

Chính phủ, các nhà mạng và các nhà cung cấp thiết bị viễn thông cần hợp tác thiết kế và xây dựng khối hợp nhất nền tảng – mạng – của Thành phố Thông minh theo các tiêu chí sau:

  • – Đáp ứng các yêu cầu di động IoT (mạng diện rộng), tận dụng nhiều thế hệ công nghệ di động để giảm chi phí, tăng độ phủ và cải thiện tuổi thọ pin cho các thiết bị đầu cuối.

  • – Cung cấp mạng truy cập băng thông rộng phủ toàn thành phố, kết nối con người, thiết bị, máy móc và cảm biến, đồng thời duy trì mạng tốc độ cao cho chính quyền, doanh nghiệp và dân cư.

  • – Chuyển đổi từ việc cung cấp nhiều dịch vụ riêng lẻ sang mạng chia sẻ đa dịch vụ  mang lại hiệu quả cao hơn với chi phí thấp hơn.

  • – Phát triển kiến trúc đám mây cho thành phố với mạng ảo hóa và điều khiển bằng phần mềm sẽ tăng cường độ bảo mật và linh hoạt cho kết nối giữa các vị trí, nhóm làm việc và ứng dụng.

  • – Triển khai nền tảng quản lý dịch vụ thiết bị-đến-thiết bị (M2M) rộng khắp có khả năng tự động hóa việc quản lý thiết bị IoT và dễ dàng tích hợp các giải pháp từ bên thứ ba.

Theo ICTNews

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị