Chính phủ điện tử cần “di động” và lên “mạng xã hội”

Các chuyên gia khuyến nghị rằng, xây dựng Chính phủ điện tử không đơn giản chỉ là chuyển đổi từ giấy tờ sang hệ thống số mà còn phải “di động hóa” và “mạng xã hội hóa”.

Trên thực tế, một Chính phủ điện tử đúng nghĩa cần phải thay đổi toàn bộ cách thức Chính phủ tương tác với người dân, thông qua việc ứng dụng những công nghệ mới nhất như di động, thậm chí cả các mạng xã hội Facebook, Twitter….

Quan điểm này được các chuyên gia chia sẻ tại một hội thảo về Chính phủ điện tử với chủ đề Hạ tầng hiện đại sáng 30/3.

20160330122600-facebook-chinh-phu
Trang Facebook “Thông tin Chính phủ”

Ông Thiều Phương Nam, TGĐ Qualcomm Đông Dương nhận xét rằng, trước đây và ngay cả bây giờ, các dịch vụ công chủ yếu được cung cấp qua nền tảng PC truyền thống. Tuy nhiên, người dân tiếp cận với các dịch vụ công qua thiết bị di động như smartphone, tablet ngày càng nhiều. Với đà bùng nổ của các thiết bị di động như hiện nay, Chính phủ cần lưu tâm đến việc di động hóa các dịch vụ công để thuận tiện hơn cho người dân. “Và khi đã đưa lên thiết bị di động thì các dịch vụ công này sẽ phải tối ưu hóa cho di động, sao cho người dân thao tác, thực hiện các dịch vụ công được cung cấp một cách dễ dàng, nhanh chóng nhất”, chứ không chỉ trả tiền điện, nước đơn giản như hiện tại.

Tuy vậy, Chính phủ đồng thời cũng phải quan tâm đến vấn đề bảo mật di động để đảm bảo an toàn cho các dịch vụ công tiến hành qua nền tảng này, nhất là với những dịch vụ nhạy cảm như giao dịch tài chính, thương mại…, ông Nam khuyến nghị.

Đồng tình với cách tiếp cận này, ông Phạm Minh Tuấn, Tổng Giám đốc FPT IS cho hay, theo thống kê của Liên Hiệp quốc từ năm 2012-2014, số quốc gia sử dụng ứng dụng di động để tương tác với dân tăng lên 50%. “Xu thế là chuyển dịch từ điện thoại sang sms, mạng xã hội và ứng dụng di động”, ông Tuấn dự báo.

Trong khi đó, ông Mark Day, Phó Chủ tịch, TGĐ Khối Khách hàng Chính phủ toàn cầu của Microsoft nhấn mạnh việc ứng dụng di động và mạng xã hội vào hoạt động điều hành hàng ngày của Chính phủ điện tử là “đặc biệt quan trọng với một quốc gia có dân số trẻ như Việt Nam. “Các thiết bị kết nối Internet đang bùng nổ. Chính phủ cần lưu tâm điều đó. Internet đang có mặt ở khắp mọi nơi, rồi xu hướng Internet của vạn vật”.

20160330122600-facebook-hanoi
Trang Facebook “Thủ đô Hà Nội – Việt Nam” của UBND TP.Hà Nội

Hiện tại, một số cơ quan, thành phố lớn tại Việt Nam cũng đã rục rịch ứng dụng xu hướng mới này. Tháng 12/2015, kênh cung cấp thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND TP. Hà Nội trên Facebook với tên “Thủ đô Hà Nội – Việt Nam” đã bắt đầu hoạt động, song song với cổng thông tin điều hành của UBND TP.

Trước đó, từ tháng 10/2015, Văn phòng Chính phủ đã thử nghiệm việc cung cấp thông tin qua mạng xã hội Facebook và YouTube, với nội dung ban đầu là các văn bản mà VPCP đã cung cấp cho các cơ quan báo chí.

Riêng Đà Nẵng còn triển khai Tổng đài Hành chính công trên một mạng xã hội trong nước là Zalo từ ngày 17/12 vừa qua, với tên gọi “Tổng đài 1022 Đà Nẵng”. Người dân có thể truy cập Tổng đài từ smartphone hoàn toàn miễn phí để tìm kiếm, tra cứu các thông tin như hành trình xe buýt, trạng thái hồ sơ đăng ký kinh doanh đã nộp và tới đây là lịch tiếp dân, tình hình bão lũ, lịch cắt điện, cắt nước, văn bản – chính sách mới của Thành phố, điểm thi tốt nghiệp THCS, THPT, Đại học….Trước Đà Nẵng, một bộ lớn là Bộ Y Tế cũng đã mở tài khoản riêng trên Facebook, Zalo để cung cấp thông tin trong ngành, các khuyến cáo phòng dịch… tới cộng đồng.

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị