Chưa hết OTT, nhà mạng tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức mới

Khi các dịch vụ OTT xuất hiện và trở nên phổ biến, nhà mạng nhanh chóng nhận ra rằng mình đang chỉ là những “nhà cung cấp hạ tầng”. Tất nhiên đó không phải là điều họ mong muốn bởi thị trường những gì được truyền trên hạ tầng đó mới thực sự là vô tận và tạo ra nguồn thu lớn. Khi những thách thức mà các OTT đem lại còn chưa có dấu hiệu chấm dứt thì các nhà mạng lại phải đối mặt thêm với những thách thức mới – sự xuất hiện của các công nghệ mà ở đó vai trò “nhà cung cấp hạ tầng” của nhà mạng cũng bị đe dọa. 
Các mạng Mesh WiFi
Veniam, một công ty công nghệ đã triển khai xây dựng ra một mạng Wifi tại thành phố Porto (Bồ Đào Nha) nhằm nâng cao chất lượng interrnet và cải thiện chất lượng đường sá, môi trường. 600 router không dây được đặt trong các phương tiện giao thông (xe bus và taxi và thậm chí là cả xe chở rác) với 3 chức năng: (1) cung cấp kết nối internet cho người dùng xung quanh; (2) thu thập dữ liệu từ các cảm biến điện tử lắp trên các thùng rác toàn thành phố, giúp nhà quản lý biết ngay thời điểm nó đầy và cần giải quyết; (3) thu thập dữ liệu cảm biến mỗi khi xe đi qua mặt đường trồi sụt, giúp cơ quan hữu trách biết và kiểm tra mức độ hư hại của đường sá để kịp thời khắc phục. Mạng WiFi này đồng thời cung cấp kết nối không dây cho khoảng 70.000 người mỗi tháng. Dự kiến các mạng tương tự sẽ được triển khai ở nhiều thành phố khác trên cả nước. Phương thức này có thể mở rộng đáng kể vùng phủ sóng so với các kết nối wifi truyền thống.
 images1677804_porto1
Mạng wifi tại thành phố Porto (Bồ Đào Nha)
Dịch vụ của người dùng cũng như các thông tin thu thập phục vụ cho việc bảo trì đường, đổ rác vẫn được duy trì khi không có kết nối wifi từ các trạm phát trên phương tiện giao thông, vì nó sẽ được truyền tải qua kết nối 3G, 4G của các nhà mạng di động. Như vậy, trong mạng vô tuyến cung cấp kết nối IoT và kết nối cho một lượng lớn người dùng này, kết nối di động của nhà mạng chỉ đóng vai trò phụ trợ.
Công nghệ LTE Direct và Multipeer
Sau Beacon và Bluetooth LE, tiếp tục có những công nghệ mới ra đời cho phép các thiết bị có thể kết nối và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau mà không cần sự có mặt của mạng di động hay mạng wifi. Mỗi thiết bị tự nó có thể trở thành một trạm thu phát tín hiệu, khoảng cách liên lạc giữa các thiết bị với nhau đã được kéo dài đáng kể. Ví dụ như LTE Direct cho phép khoảng cách liên lạc lên tới 500 m.
Multipeer hiện đã được sử dụng để phát triển ứng dụng FireChat trên iPhone với khoảng cách liên lạc lên tới hơn 60m mà không hề cần sự có mặt của mạng internet. Nếu như các nhà mạng đã khá điêu đứng với những ứng dụng nhắn tin OTT (dù có thể vẫn kiểm soát được phần nào bằng cách can thiệp kỹ thuật để tác động tới lưu lượng truyền dẫn) thì có thể thấy nếu FireChat tiếp tục đẩy mạnh phát triển, nhà mạng sẽ phải đối mặt với thách thức lớn hơn bởi ứng dụng này không chạy trên nền tảng hạ tầng truyền dẫn của nhà mạng.
images1677801_LTE_Direct
LTE Direct kết nối trực tiếp người dùng ở khoảng cách lên tới 500 m mà không cần mạng internet
LTE Direct thì còn khủng khiếp hơn, bởi vì nó không chỉ đơn thuần là một ứng dụng nhắn tin, ảnh hưởng tới doanh thu dịch vụ SMS của nhà mạng mà nó có thể được sử dụng để cung cấp rất nhiều ứng dụng khác. Ví dụ LTE Direct có thể đóng vai trò chủ đạo trong tính năng kết nối của xe hơi, cho phép thông tin về tình trạng giao thông được trao đổi nhanh chóng ở những khu vực có xảy ra ùn tắc thông, hoặc dùng cho các phương tiện lái tự động. Qualcomm, nhà sản xuất chip lớn nhất hiện nay cho biết sẽ đưa các thiết bị hỗ trợ LTE Direct ra thị trường vào năm 2016.
Dù rằng tại thị trường viễn thông Việt Nam những thách thức này chưa xuất hiện song nó chỉ là vấn đề thời gian. Các nhà mạng trong nước sẽ có cơ hội để chuẩn bị kỹ càng hơn cho cuộc chiến này. 
Hoàng Vũ

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị