Internet of Things – xu hướng làm đồ án của sinh viên

“Không theo kịp bão IoT sẽ bị cuốn đi” – Đó là lời khẳng định của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT về xu hướng phát triển của Internet, cu thể là Internet of Things (Internet cho vạn vật). Trước xu thế đó, sinh viên Đại học FPT nghĩ gì và chuẩn bị gì?

Khái niệm mới mẻ nhưng thú vị

Mới là tân sinh viên nhưng Nguyễn Duy Trí đã có cơ hội tiếp cận về IoT trước đó thông qua Cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo (Vietnam Maker Contest with Intel Galileo – VMIG). Bởi lẽ các sản phẩm của cuộc thi này đều tập trung phát triển theo xu hướng IOT (Internet of things). Theo Trí, IoT là một khái niệm rất mới mẻ và gây sự thích thú cho người muốn tìm hiểu. Tạm hiểu, đó là việc tự động hóa các vật dụng trong đời sống, có thể điều khiển nó từ xa thông qua các mạng Internet nhằm nâng cao đời sống, đáp ứng các nhu cầu mà con người đặt ra. “Ngay khi mới vào trường, em đã tham gia CLB Robotics, nơi có các nhân tố cùng sở thích nghiên cứu và làm các thiết bị mang xu hướng IoT. Chúng em cũng thường hỏi các anh chị khóa trên về cách làm để tự mày mò làm các sản phẩm”.

Tân sinh viên Nguyễn Duy Trí từng tham gia cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam Intel Gallileo với sản phẩm “Robot Chess”.

Tân sinh viên Nguyễn Duy Trí từng tham gia cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam Intel Gallileo với sản phẩm “Robot Chess”.

Vạn vật trở nên thông minh

1 trong 8 nhân tố của Ban liên lạc Diễn đàn Khoa học Công nghệ, Đinh Ngọc Huy (khóa 8) cho rằng xu hướng IoT là việc kết nối vạn vật với nhau thông qua nhiều loại mạng. Đó là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet. Người dùng có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng mà chỉ bằng một thiết bị thông minh. Chẳng hạn như smartphone, tablet, PC hay thậm chí chỉ bằng một chiếc smartwatch nhỏ bé trên tay. Theo Huy, xu hướng này đang làm cho mọi thứ trở nên thông minh hơn. Đối với các sinh viên, nếu các bạn tiếp cận theo xu hướng này và đi theo ngành lập trình nhúng thì cơ hội công việc là rất lớn. Tuy nhiên để đi theo được thì cần có những kiến thức cơ bản về điện tử.

Đinh Ngọc Huy được chọn là 1 trong 8 thành vivieecuar Ban liên lạc Diễn đàn khoa học công nghệ Việt Nam vào cuối tháng 11 vừa qua.

Đinh Ngọc Huy được chọn là 1 trong 8 thành vivieecuar Ban liên lạc Diễn đàn khoa học công nghệ Việt Nam vào cuối tháng 11 vừa qua.

Chia sẻ về cơ hội tiếp cận IoT ở Đại học FPT, Huy cho biết: “Ở FPT chúng mình cũng được học một môn học liên quan đến IoT. Bên cạnh đó mình và các bạn cũng luôn tự mày mò và làm các sản phẩm liên quan đến IoT như điều khiển bóng đèn từ xa qua mạng internet nhờ bo mạch raspberry pi. Việc tham gia CLB Robotic cũng giúp mình được tiếp cận với xu hướng này rất nhanh. Bởi trong CLB có nhiều thiết bị cũng như các loại KIT của các hãng khác nhau để các thành viên được bắt tay vào làm thực tế”.

Chìa khóa của tương lai

Internet of things có thể thay đổi hoàn toàn cách sống của con người trong tương lai không xa. Khi mọi vật đã được “Internet hóa”, người dùng có thể điều khiển chúng từ bất kỳ nơi nào, không bị giới hạn về mặt không gian và thời gian, chỉ cần một thiết bị thông minh có kết nối Internet.
Sinh viên tiêu biểu Hồ Vĩnh Thịnh chia sẻ IoT là chìa khóa thành công trong tương lai.

Sinh viên tiêu biểu Hồ Vĩnh Thịnh chia sẻ IoT là chìa khóa thành công trong tương lai.

Với vai trò là chìa khóa thành công trong tương lai, đây cũng là xu hướng làm đồ án được nhiều sinh viên FPT lựa chọn trong các kỳ tốt nghiệp. Hồ Vĩnh Thịnh, cựu sinh viên  Đại học FPT chia sẻ: “Một số ý tưởng và sản phẩm về IoT đã bắt đầu xuất hiện như nhà thông minh, các thiết bị điều khiển trong gia đình, giao thông… Tuy nhiên, con số này vẫn còn rất ít. Trong tương lai, IoT có thể giúp chúng ta có một hệ IoT cho giao thông, ở đó tất cả các dữ liệu đều được quản lý bằng số, từ những chiếc xe bus thông minh, quản lý phạt nguội, giúp giảm tai nạn giao thông, rút ngắn thời gian lưu thông trên đường”.

Có thể nói, trong xu thế chung của thế giới hiện đại, dường như khái niệm IoT không phải là điều xa lạ với các sinh viên FPT, bởi các bạn đã có cơ hội làm quen với khái niệm này trong chương trình học và những hoạt động ngoại khóa của trường. Với những lợi thế đó, chắc chắn sinh viên FPT sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội để học hỏi và tạo ra những sản phẩm có ích trong tương lai.

IOT Việt Nam

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị