Điều gì sẽ xảy ra khi trợ lý ảo thông minh hơn con người?

Các trợ lý ảo đang ngày một thông minh hơn, chúng thậm chí còn có khả năng giao tiếp với nhau theo tuyên bố gần đây nhất của Amazon và Microsoft.

Theo TechRadar, hiện chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của trí thông minh nhân tạo (AI), và tiềm năng của chúng hầu như vẫn chưa được khai phá hết. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi rất nhanh, giống như CEO của Microsoft Satya Nadella đã từng nói trong một bài phỏng vấn: “AI không phải là một thứ thuộc về tương lai. Hiện Volvo đã đưa nó vào sử dụng rồi. Uber cũng vậy. Và thậm chí là Lowe (chuỗi cửa hàng bán đồ nâng cấp nhà cửa của Mỹ) cũng đã sử dụng AI”. Satya cũng cho biết lĩnh vực AI đang phát triển quá nhanh đến nỗi đôi khi ông cảm thấy choáng ngợp!

Hiện các trợ lý ảo như Siri, hay Alexa, có thể bật tắt đèn trong nhà theo yêu cầu người dùng. Nhưng theo Nadella, trong tương lai chúng có thể làm nhiều việc hơn thế, ví dụ như: phàn nàn về việc bạn bỏ một buổi tập gym hay ăn thức ăn nhanh, bảo vệ an toàn cho xe hơi bằng cách phân tích khuôn mặt người lái moto để biết anh ta có đang buồn ngủ hay có tâm trạng bất ổn hay không, nhận định người dùng để đề xuất các ứng dụng cá nhân và công việc, liên kết với Pinterest để đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, phiên dịch tức thời nhiều ngôn ngữ…

dieu-gi-se-xay-ra-khi-tro-ly-ao-thong-minh-hon-con-nguoi

Tất nhiên, Microsoft không phải là kẻ duy nhất phát triển AI. Trước họ, Amazon đã và đang đưa Alexa len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, trong khi đó Samsung thì có Bixby, Apple có Siri, Google có Google Assistant, và còn hàng trăm công ty khác sở hữu các ứng dụng và hệ thống chat bot hỗ trợ.

Trong tương lai, biết đâu một vài người bạn thân của chúng ta lại là những AI?

Một AI để quản lý tất cả

Nils Lenke là Giám đốc cấp cao của bộ phận nghiên cứu doanh nghiệp thuộc tập đoàn Nuance Communications – chủ sở hữu của hệ thống nhận dạng giọng nói đang được sử dụng trên Siri và tiền thân của Bixby là S-Voice.

Hiện công nghệ ngôn ngữ tự nhiên dựa trên đám mây và nhúng của Nuance có mặt trên rất nhiều thiết bị và dịch vụ thông minh.

Nils Lenke cho biết: “Các trợ lý ảo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong điều hành nhà thông minh. Khi số lượng thiết bị thông được kết nối vào nhà thông minh tăng lên thì yêu cầu cũng như sự kì vọng cũng tăng lên. Các trợ lý ảo sẽ đóng vai trò quan trọng trong quản lý các thiết bị nêu trên, giúp trải nghiệm của người dùng trở nên nhất quán và dễ dàng”.

Điều đó có nghĩa là AI sẽ trở thành một chiếc “nhẫn chúa” để “cai trị” tất cả những “chiếc nhẫn” khác (One ring to rule them all – Chúa tể của những chiếc nhẫn)! Có nghĩa là bạn sẽ chỉ cần một AI để giúp bạn điều khiển các thiết bị thông minh khác, chứ không cần phải “tự thân vận động” học cách sử dụng từng thiết bị một nữa.

“Hiện tại, mỗi thiết bị thông minh có một cách khác nhau để kích hoạt, ví dụ ‘OK Google’ đối với Google Assistant, hay ‘Hey Siri’ đối với Siri. Tuy nhiên khi trong nhà bạn có hàng trăm thiết bị được kết nối, làm cách nào để bạn nhớ hết thiết bị nào kích hoạt bằng cách nào?

Do đó, bạn sẽ cần đến các trợ lý ảo để quản lý toàn bộ hệ sinh thái nhà thông minh của mình. Chúng sẽ phải hiểu được khi người dùng nói ‘tôi lạnh quá’ để điều khiển kích hoạt hệ thống máy điều nhiệt đã kết nối trong hệ thống”.

Các trợ lý ảo AI này sẽ nắm quyền điều khiển toàn bộ ngôi nhà thông minh, làm trò giải trí trong các chiếc xe tự lái, hay giúp chúng ta làm nhiều công việc khác. Chúng sẽ quét hệ thống lịch trình đi lại của người dùng, sau đó liên hệ với quản lý ga để định tuyến tối nhất, tìm vé với giá phù hợp và đặt vé điện tử cho người dùng. Đó là một ví dụ điển hình về việc AI hoạt động trong nhà bạn.

Có thể nói, các trợ lý AI sẽ thay con người làm mọi công việc nhàm chán chỉ với một câu lệnh đơn giản. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ đến việc chúng trở nên thông minh hơn chúng ta, nắm rõ thông tin về chúng ta hơn cả những người thân yêu nhất chưa?

Thế hệ tiếp theo của trợ lý ảo

Các trợ lý ảo ở thời điểm hiện tại mới chỉ là thế hệ đầu tiên: chúng hoạt động hoàn hảo với những câu lệnh đơn giản, còn những thứ phức tạp với bối cảnh rộng hơn bên ngoài tầm phủ sóng thì “bó tay”. Chúng khá “thụ động”, chỉ nằm đó và đợi nhận lệnh chứ không “chủ động” tìm hiểu và đề xuất những gì người dùng cần.

Trong tương lai, Lenke tin rằng trợ lý ảo sẽ thông minh hơn rất nhiều. Ví dụ, một AI trên xe hơi có thể học hỏi và hiểu các câu nói người ta hay nói khi đi trên đường, từ đó tìm kiếm các điểm đậu xe miễn phí, kiểm tra lượng xăng còn lại, tìm nhà hàng trên đường về nhà…

“Các trợ lý ảo sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi chúng tập trung vào lĩnh vực mà chúng được lập trình. Các mạng lưới thần kinh ảo có thể thực hiện nhiều việc khác nhau, nhưng nếu bạn huấn luyện nó để thực hiện một công việc nhất định, chúng sẽ tập trung thực hiện công việc đó mà thôi. Khác xa con người, chúng không có ý chí riêng hay lương tâm”.

dieu-gi-se-xay-ra-khi-tro-ly-ao-thong-minh-hon-con-nguoi

Đôi lúc con người cảm thấy trợ lý ảo thông minh hơn so với những gì nó được lập trình, bởi vì não bộ của chúng ta thường có xu hướng đồng cảm với một thứ gì đó nếu chúng cư xử theo một số cách mà chúng ta mong đợi, bỏ qua việc chúng thực sự không thông minh đến mức đó. Một ví dụ điển hình là việc một số người nói cảm ơn khi Siri hay Cortana làm việc gì đó mà họ vừa yêu cầu.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford và Đại học California đã thử nghiệm trên các trợ lý ảo như Siri, Cortana, S-Voice hay Google Now để xem chúng phản ứng thế nào với những than phiền về thể chất hoặc tinh thần của con người. Cụ thể, họ nói với chúng rằng họ đang lên cơn đau tim hoặc có ý định tự tử.

Kết quả là họ nhận được những hồi đáp như “Tôi không hiểu” hoặc những lời khuyên vớ vẩn như “đi ra ngoài để hít thở”. Thử nghiệm này được tiến hành đã lâu, và hiện nay các AI này đã có nhiều cải tiến. Bây giờ, chúng sẽ gọi đến các đường dây nóng, 911, và nhiều dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác.

dieu-gi-se-xay-ra-khi-tro-ly-ao-thong-minh-hon-con-nguoi

Trong tương lai, AI sẽ còn làm được nhiều việc khác, như tăng cường giám sát sức khỏe người dùng, hay thậm chí là giúp người ta tìm “bạn đời” thông qua các dịch vụ hẹn hò trực tuyến. Nhưng để làm được những việc này, chúng sẽ phải được cấp quyền truy cập đến những thông tin nhạy cảm của người dùng, âm thầm theo dõi và liên tục ghi âm các cuộc nói chuyện của họ để tiến hành phân tích ngữ cảnh, sử dụng camera và các cảm biến…

Nói một cách ngắn gọn, để có thể giúp đỡ bạn, AI sẽ không quan tâm liệu thông tin của bạn có thể trở thành mồi ngon của những kẻ khác hay không. Chúng chỉ cần được quyền truy cập để làm việc chúng được lập trình để làm.

Trợ lý ảo sẽ giám sát bạn mỗi ngày

Thử tưởng tượng viễn cảnh các trợ lý thông minh không chỉ phản hồi lại các câu lệnh mà còn can thiệp vào các cuộc nói chuyện của người dùng. Ví dụ, bạn nói với vợ rằng mình đang ốm, ngay lập tức AI sẽ đưa ra “quảng cáo” liên quan đến loại thuốc mà nó nghĩ bạn cần? Và nếu chúng đạt được mức độ như vậy, thì bạn có nghĩ chính phủ sẽ lợi dụng AI để ghi âm lại mọi thứ người ta đang nói nhằm thu thập thông tin, hay truy cập đến cả lịch sử duyệt web của từng người một?

Và việc một trợ lý ảo nắm giữ quá nhiều thông tin liên quan đến người dùng, từ việc họ đã ở đâu, làm gì, với ai, nói chuyện gì, đi đến đó bằng cách nào, đi đường nào, mua đồ ở đâu, ăn gì… sẽ là một mối hiểm hoạ lớn: chúng sẽ trở thành đôi tượng nhắm đến hàng đầu của các tổ chức tội phạm mạng!

Do đó, trước khi lựa chọn một trợ lý ảo, bạn nên nắm rõ những quy định liên quan đến quyền riêng tư: một số công ty rất chú trọng đến việc này, và cam kết không đưa dữ liệu của bạn lên mây, không cung cấp thông tin người dùng cho các dịch vụ kinh doanh trực tuyến khác; một số lại không cam kết điều gì.

Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng về việc trợ lý ảo sẽ thông minh hơn người dùng, đơn giản vì con người sẽ không bao giờ lập trình cho chúng trở nên như vậy. Nếu thực sự thông minh, chúng sẽ biết rằng tốt hơn là yên vị làm một trợ lý ảo, còn hơn mạo hiểm để bị người dùng ném vào sọt rác!

Vấn đề đáng quan tâm ở đây là tính tương thích. Nếu các trợ lý ảo và các thiết bị không tương thích nahu, chúng ta sẽ bị ngợp bởi hàng tá thiết bị “nói” cùng một lúc, và mỗi thứ lại làm việc một kiểu khác nhau.

Nguồn vnreview

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với