Điều thú vị ít biết phía sau nàng robot ‘học xong’ đại học

- in Tổng Hợp

Biana48 được nói là robot đầu tiên trên thế giới được cấp chứng nhận hoàn thành môn học tại một trường đại học ở Mỹ. Đằng sau robot này có khá nhiều điều thú vị.

Theo New York Times, công nghệ chế tạo trí thông minh nhân tạo (AI-Artificial Intelligence) cũng như chế tạo robot có nhiều bước tiến vượt bậc trong những năm vừa qua.

Từ những chatbot, robot tương tác rất hạn chế với con người buổi ban sơ, ngày càng có nhiều robot mang hình dáng người (humanoid), biết bày tỏ vui, buồn, giận, ghét như con người, thậm chí biết đối đáp thông minh, đàm luận về triết lý, kể chuyện hài.

Robot hoàn thành chương trình đại học có khó?

Hãng sản xuất robot Hansarobotics đã chế tạo một mẫu robot đặt tên là Bina48. Robot được thiết kế với dạng tượng bán thân chỉ có phần từ vai lên đầu, lớp da làm bằng một loại vật liệu gọi là frubber, có 30 môtơ bên trong giúp khuôn mặt robot có thể thể hiện các cảm xúc như người thật.

Bina48 có các thiết bị nhận dạng giọng nói và khuôn mặt được xử lý bằng phần mềm nhận dạng sinh trắc học để có thể tương tác với người thật.

Biana48 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu người thật là bà Beverlee “Bina Aspen” Prator – vợ của nhà triệu phú Martin Rothblatt, hai người đã kết hôn vào năm 1982. Năm 2007, Martine đã trả cho hãng Hansarotics 125.000 USD để nghiên cứu chế tạo Bina48, đến 2010 thì hoàn tất.

Hãng chế tạo Hansarobotics đã “nạp” các ký ức, sở thích do bà Bina thật cung cấp vào dữ liệu bộ nhớ của robot.

Hãng cũng đã mất hơn 100 giờ tương tác với Bina48 để robot thu thập và lập thành cơ sở dữ liệu số Mindfile, lưu trữ các trải nghiệm, ký ức và quan điểm để phân biệt giữa một cá nhân này với cá nhân khác.

Mindfile sẽ tương tác với phần mềm Mindware để tìm mẫu hình tương tác và dự đoán các phản ứng để đưa ra hướng xử lý.

Bina48 đã theo học và hoàn thành môn “Triết lý tình yêu” ở Đại học Notre Dame de Namur, bang California (Mỹ). Thực ra sự kiện này cũng chẳng phải là lớn lao hay đột phá gì lắm, bởi việc chỉ tập trung xử lý chuyên sâu một chủ đề có giới hạn nhất định là thế mạnh của AI.

Nhờ sự tiếp sức của các chuyên viên phần mềm bằng cách bổ sung thêm các thuật toán phân tích và đáp án, Bina48 có thể vượt qua các bài thi (vấn đáp) một cách suôn sẻ. Còn trong một số lĩnh vực khác, Bina48 chỉ đạt mức độ tương tác khá hạn chế, theo nhận xét của một chuyên viên tham gia chế tạo robot này.

Robot Bina48 mang đến cho chúng ta những điều thú vị về trí thông minh nhân tạo AI. Nhưng cũng chưa thú vị bằng người đã đặt hàng chế tạo ra nó là “ông/bà” Martin Rothblatt.

Có thể sao chép toàn bộ ký ức một người?

Rothblatt năm nay 63 tuổi, đã chuyển giới từ nam sang nữ vào năm 1994 và đổi tên lại là Martine Aliana Rothblatt. Bà Martine là người sáng lập và là Tổng giám đốc điều hành của United Therapeutics, một hãng công nghệ dược-sinh học nổi tiếng và rất thành công với doanh số năm 2016 là 1,6 tỉ USD.

Bà cũng là nữ giám đốc điều hành được trả lương cao nhất tại Mỹ (mức lương năm 2013 của bà 38 triệu USD). Trong 200 tổng giám đốc điều hành (CEO) được trả lương cao nhất nước Mỹ, chỉ có 11 người là phụ nữ, trong đó có bà Martine.

Bà Martine Rothblatt là một mẫu người rất độc đáo, có đầu óc tiên phong và những ý tưởng rất sáng tạo. Bà hy vọng trong tương lai có thể chế tạo ra một dạng bộ não nhân tạo, gọi là Mindclone, để sao chép toàn bộ ký ức của một người.

Nhờ đó, những bệnh nhân mắc bệnh mất trí Alzheimer có thể tạo một bản sao những ký ức của mình trước khi bị cơn bệnh tàn phá bộ não và xóa đi mọi thứ. Và nếu những tiến bộ y học có thể chữa trị được những tổn thương do Alzheimer gây ra, bác sĩ có thể “nạp” trở lại ký ức cho bệnh nhân.

Hoặc có thể dùng Mindclone để lưu trữ tạm thời ký ức của một bệnh nhân trước khi tiến hành ca phẫu thuật não phức tạp – vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro là xảy ra những biến chứng làm bệnh nhân mất trí nhớ. Nó cũng có thể dùng làm phương tiện hỗ trợ cho những bệnh nhân cần phục hồi trí nhớ.

Một ứng dụng tương lai khác của Mindclone – nghe có phần hơi quái dị như trong phim viễn tưởng, là người ta có thể lưu trữ ký ức của những người thân yêu trong gia đình trước khi họ qua đời. Nhờ vậy, dù thân xác đã hư hoại, ký ức người quá cố vẫn tồn tại và có thể tương tác với những người thân dưới một dạng giao thức nào đó, cứ như là người ấy vẫn còn trên cõi thế.

Dù vậy, hiện thời những robot cho dù được trang bị trí thông minh nhân tạo tốt nhất vẫn còn nhiều khiếm khuyết, lắm khi có những phản ứng rất bất ngờ vì AI bị “rối”, không phân tích và xử lý được tình huống hay câu hỏi do con người đưa ra không có trong cơ sở dữ liệu của nó.

Nhiều khoa học gia về chế tạo robot cho rằng việc thiết kế những người máy mang ngoại hình và lối ứng xử giống hệt của con người thật là một điều không tưởng.

Nguồn New York Magazine, Hansonrobotics

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với