Doanh nghiệp sẽ chết nếu không đổi mới thời công nghiệp 4.0

- in Tổng Hợp

Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, luật chơi mới đã xuất hiện: “Cá nhanh ăn cá to”. Các chuyên gia cho rằng: Doanh nghiệp sẽ chết nếu không đổi mới.

Khi chia sẻ với cộng đồng khởi nghiệp về cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội gì có thể đến, ông Nguyễn Hữu Thái Hoà, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn chiến lược VNPT, đã định nghĩa rằng: cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là thời đại thông minh. Do đó, mỗi sản phẩm mà người Việt có cần được suy xét trên mọi quá trình, từ ý tưởng, nghiên cứu phát triển (research development – RD), sản xuất, đóng gói… rồi cho ra thị trường.

Cũng theo ông Hòa, trong cuộc cách mạng này, vai trò của các chuyên gia ngày càng trở nên quan trọng. Lấy ví dụ về nông nghiệp thông minh, ông Hoà nói rằng điểm cốt lõi của nó không phải là IT mà là chuyên gia về nông nghiệp, thổ nhưỡng và giống.

Ông cũng lưu ý, Việt Nam đang cần những giải pháp công nghệ mới để giúp phát triển, tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để Việt Nam có thể dẫn dắt trong thời đại công nghiệp 4.0, một điều quan trọng là sự thay đổi tư duy của chính người Việt Nam, của từng bạn trẻ, từng startup. Công cụ và những gì chúng ta nhìn thấy trong thời đại thông tin không quan trọng bằng chính chúng ta phải thay đổi tư duy, chúng ta cần phải tận dụng cơ hội phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin để mở ra tương lai cho khởi nghiệp.

Đối với cộng đồng các doanh nghiệp, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng suất, tính linh hoạt và hiệu quả, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Người tiêu dùng cũng sẽ có được lợi ích từ việc tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá cả cạnh tranh hơn và đặc biệt là được cá nhân hoá theo ý muốn.

Tuy nhiên, việc tiếp cận công nghiệp 4.0 của doanh nghiệp Việt lại chưa đầy đủ. Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cũng cho thấy, 55% doanh nghiệp cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động rất lớn tới doanh nghiệp song 79% doanh nghiệp chưa làm gì, chưa có sự chuẩn bị gì cho cuộc chuyển đổi này. Số doanh nghiệp còn lại đang tìm hiểu và nghiên cứu.

Với những thách thức nêu trên, để có thể tiếp cận và khai thác thành công những cơ hội mà công nghiệp 4.0 mang lại, giới chuyên gia nước ngoài cho rằng, Việt Nam cần tạo ra động lực cho doanh nghiệp, cụ thể là mang đến các điều kiện thuận lợi cũng như tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp có thể tự tin tham gia cuộc cách mạng này.

“Kết nối, trao đổi và chuyển giao công nghệ sẽ là phương pháp tối ưu để doanh nghiệp Việt Nam hướng đến công nghiệp 4.0”, ông Marko Walde Trưởng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức kiêm Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đức phát biểu.

Chia sẻ sâu hơn về xu thế này, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng, nhắc tới cách mạng là thay thế cái cũ bằng cái mới. Với 4.0, luật chơi mới đã xuất hiện: “Cá nhanh ăn cá to”. Do vậy, vấn đề quan trọng nằm ở hành động, thời gian và tốc độ. Trong đó, không thể không nhắc tới yếu tố sống còn mang tên “nguồn lực”. “Bài toán mà Chính phủ đặt ra là đến năm 2020, Việt Nam phải có hàng trăm nghìn kỹ sư về chuyển đổi số. Giải pháp đưa ra là cởi bỏ hạn chế để tự do sáng tạo, được tự làm, tự dạy, tạo nguồn lực lớn. Khi ấy, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ làm 4.0 trong nước mà còn đủ sức vươn ra cả thế giới”.

Theo ông Bình, điều đầu tiên khi nhắc tới Cách mạng công nghiệp 4.0 chính là sự chia sẻ. Tức là, tất cả những công ty muốn tham gia 4.0 đều cần học hỏi từ những công ty công nghệ 4.0 đi trước.

Qua trải nghiệm thực tế từ những chuyến đi nước ngoài, ông Bình cho rằng: “Nếu như chỉ làm phần mềm trong nước thuần túy thì tốc độ tăng trưởng là 10%. Nếu làm ở nước ngoài, con số này là 30%. Nhưng nếu làm trong bối cảnh 4.0 thì tốc độ có thể đạt tới 100%. Chúng tôi đang chứng minh, cuộc Cách mạng 4.0 có lợi cho các nhà sản xuất và các nhà giáo dục rằng, cần làm gì để đón đầu làn sóng đó”.

Từ kinh nghiệm của doanh nghiệp Đức, ông Raimund Klein, Phó Chủ tịch phụ trách bộ phận Nhà máy số và công nghiệp quy trình và truyền động Siemens khu vực Đông Nam Á cho biết, doanh nghiệp có thể biến mất nếu không đổi mới sáng tạo. Bởi lẽ, tốc độ đổi mới sáng tạo là nhân tố quyết định sự thành công, giúp chúng ta vượt qua trở ngại của đối thủ cạnh tranh.

Sản phẩm ngày càng nhỏ hơn, thông minh hơn, phụ thuộc nhiều vào phần mềm, cũng như có sự kết nối, phụ thuộc nhau nhiều hơn. Mức độ tinh vi của sản phẩm ngày càng tăng, sản phẩm phải được cá nhân hoá… nếu doanh nghiệp không làm được những điều đó thì sẽ có người nào đó thay thế vị trí của chúng ta.

“Điều này gây ra áp lực cho các doanh nghiệp công nghiệp, vì nếu không có đổi mới trên thị trường, không có sự đột phá chúng ta sẽ thua cuộc trước đối thủ cạnh tranh, sẽ “biến khỏi” thị trường”, ông Raimund Klein nói.

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với