Đồng hồ thông minh lấy máu xét nghiệm không cần kim tiêm

Thiết bị này sẽ giúp các bệnh nhân tiểu đường lấy máu xét nghiệm một cách nhanh chóng mà không gây ra bất kỳ sự đau đớn nào.

 

556696edcf235a.img
Chiếc đồng hồ thông minh của Google có thể thay thế toàn bộ hệ thống xét nghiệm phức tạp cho bệnh nhân tiểu đường?

Google đã đệ đơn xin cấp bằng sáng chế cho một chiếc đồng hồ thông minh có thể lấy một mẫu máu nhỏ không cần kim tiêm. Điều này có thể  giúp các bệnh nhân tiểu đường dễ dàng theo dõi nồng độ glucose trong máu một cách thường xuyên.

Hiện nay, các bệnh nhân tiểu đường cần phải lấy máu bằng kim tiêm ở đầu ngón tay, và sử dụng máy đo đường huyết nhiều lần trong ngày để đảm bảo mức độ insulin của họ đang được kiểm soát.

Tuy nhiên mới đây, một số nguồn tin cho biết, một thiết bị đồng hồ thông minh mới của Google có vẻ như đã sẵn sàng để thay thế phương pháp cổ điển ở trên với cách thức ít đau và tự động hơn.

Vì thiết bị vẫn đang trong giai đoạn cấp bằng sáng chế nên Google từ chối tiết lộ cách thức hoạt động, cũng như công năng của nó. Thậm chí ngay cả việc liệu thiết bị này có được sản xuất hay không cũng được Google giữ kín. Tuy nhiên, theo hồ sơ gửi đăng ký sáng chế, chúng ta có thể biết được một chút thông tin về thiết bị mới này.

Thiết bị sẽ phát ra một luồn khí gas đột ngột vào một nòng ống tròn có chứa một hạt cực nhỏ, sau đó hạt này được bắn thẳng vào da để tạo ra một giọt máu. Giọt máu này sẽ được hút vào một ống chân không để thực hiện các xét nghiệm.

Từ bản vẽ phác họa trong hồ sơ xin cấp bằng sáng chế, thiết bị này bao gồm một ống nhỏ được lắp vào mát xét nghiệm có hình dáng giống một chiếc đồng hồ. Ống này sẽ được lấy ra và sử dụng nếu bệnh nhân cần lấy máu.

1449569533-google-2

Hình ảnh mô tả một phần sản phẩm trong hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của Google

Mặc dù bệnh nhân tiểu đường không được đề cập cụ thể trong hồ sơ sản phẩm, các chuyên gia công nghệ cao cũng có thể đoán được thị trường mục tiêu mà Google nhắm tới. Và đây cũng không phải lần đầu tiên Google tích cực trong các phát minh dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Chỉ mới năm ngoái, một nhóm nghiên cứu tại Google Life Sciences đã thông báo rằng, họ đang phát triển kính áp tròng thông minh có thể theo dõi nồng độ glucose trong máu, và một nhóm khác cũng đang nghiên cứu máy đo lượng đường dùng một lần với kích cỡ bằng khoảng một chiếc băng cá nhân.

Đây là một động thái kinh doanh khá hợp lý của Google bởi theo dự đoán của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), 1/3 số người trưởng thành ở Mỹ sẽ bị bệnh tiểu đường vào năm 2050 nếu xu hướng này vẫn tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, theo Google, việc được cấp bằng sáng chế cho một ý tưởng, không có nghĩa là họ sẽ ứng dụng công nghệ này sớm. “Chúng tôi giữ bằng sáng chế của một loạt các ý tưởng – một số trong những ý tưởng này sẽ phát triển thành sản phẩm hoặc dịch vụ thực tế, một số thì không”, Google cho biết. Tuy nhiên, họ cũng hi vọng có thể hiện thực hóa thiết bị này sớm bởi nó giúp người dân dễ dàng hơn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị