Giá điện sắp tăng, giải pháp nào cho doanh nghiệp nhằm tối ưu chi phí năng lượng?

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định điều chỉnh khung giá bán lẻ điện bình quân. Cụ thể, mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) tăng thêm 220 – 537 đồng/kWh. Dự báo, việc điều chỉnh giá điện bán lẻ trong thời gian tới sẽ có nhiều tác động tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Giải pháp nào cho doanh nghiệp

giá điện tăng

Áp lực lớn nếu giá điện tăng cao

Theo NFIB (Liên đoàn Kinh doanh Độc lập Quốc gia, Mỹ), tại 35% doanh nghiệp nhỏ, chi phí năng lượng, bao gồm điện sản xuất, chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí kinh doanh. Tại Việt Nam, chi phí năng lượng trong nhiều ngành/lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng chiếm đến hơn 60% giá thành của sản phẩm. Giá điện tăng có thể kéo theo giá thành sản phẩm tăng cao, từ đó giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Từ đầu năm 2022, giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện (than, dầu, khí) trên thế giới tăng khiến chi phí sản xuất điện của EVN tăng cao. Do đó, giá điện tăng được xem là điều tất yếu nếu nhìn từ góc độ thị trường. Đầu tháng 2, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 02/2023/QĐ-TTg về việc điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh và tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

Như vậy, mức giá tối thiểu tăng 220 đồng/kWh và giá tối đa tăng 538 đồng/kWh, giá điện có biên độ tăng từ 13% – 28% so với mức khung giá bán lẻ điện cũ. Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân cho năm 2023 và xây dựng lộ trình, mức độ điều chỉnh phù hợp trong trường hợp cần điều chỉnh tăng giá điện.

Theo một số chuyên gia, nếu phải thực hiện tăng giá ngay và thực hiện đúng nguyên tắc của Luật Giá, mức điều chỉnh phải tăng 15% so với giá hiện nay. Tuy nhiên, nếu tăng theo như giá này thì có thể đẩy mức lạm phát vòng 1 tăng khoảng 5%, chưa kể tác động đến vòng 2 và tác động mạnh đến các doanh nghiệp, đặc biệt là ngành thép, dệt may, nhựa…

Phát biểu tại hội nghị “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023” diễn ra vào ngày 3/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh giá điện của nước ta không thể giống nước phát triển, giá quá cao thì người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế không chịu được. Cần lợi ích hài hoà, khó khăn và rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; cân bằng, hài hòa, hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng.

Giải pháp nào cho doanh nghiệp để tối ưu chi phí năng lượng?

Để tối ưu chi phí năng lượng, hạn chế thấp nhất tác động từ việc tăng giá điện, doanh nghiệp nên chủ động thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Một số giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp thực hiện nhằm giảm chi phí năng lượng là đầu tư đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, cải tiến trang thiết bị, tái sử dụng nguồn nhiệt thải, tái cơ cấu sản xuất để hạn chế chi phí sử dụng nhiên liệu từ xăng dầu, ưu tiên các nguồn năng lượng tự nhiên, năng lượng tái tạo…

Hiện nay, sử dụng năng lượng xanh đang là xu thế của các doanh nghiệp sản xuất trên toàn thế giới. Bên cạnh tự đầu tư hệ thống, có một mô hình hợp tác linh hoạt đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là mô hình hợp tác PPA (Power Purchase Agreement) điện mặt trời. Mô hình này đặc biệt phù hợp cho các doanh nghiệp đang muốn ưu tiên dòng vốn để đầu tư sản xuất vì có thể tận dụng nguồn vốn từ các đơn vị phát triển, các quỹ đầu tư, không cần vốn đầu tư ban đầu.

Xem thêm mô hình PPA và giải pháp năng lượng sạch dành riêng cho doanh nghiệp sản xuất: https://vuphong.vn/giai-phap-nang-luong-sach-xanh-hoa-san-xuat/

Nguồn: Vũ Phong Energy Group

Bạn có quan tâm tới

Đón đầu xu hướng: Hợp tác lắp đặt trạm sạc xe điện 0 đồng, lợi nhuận bền vững

Xe điện đang trở thành xu hướng toàn